Đền Sinh tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc thuộc xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền này xuất hiện từ thế kỉ thứ 6 nhằm tưởng nhớ vị thần Phi Bồng. Trong ngôi đền có phiến đá lộ thiên có hình dạng người phụ nữ đang lâm bồn mà người ta cung kính gọi là "Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn", những người đến đền Sinh cầu tự luôn cố gắng sờ vào phiến đá này để lấy may. Hình dạng phiến đá khá tế nhị nên những người trông coi ở đây đã xây nhà bao quanh và che chắn cẩn thận.
(Ảnh minh họa: Du lịch Hải Dương) |
Hàng năm ngôi chùa này đón tiếp hàng trăm ngàn du khách đến với mục đích "cầu con" bởi ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng trong việc ban con cho những cặp hiếm muộn. Khi cầu được con rồi thì phải đến đây làm lễ tạ.
Theo người trông coi đền Sinh thì tỉ lệ người cầu được con ở đây rất cao, có khi phải đạt đến 75%, có những cặp chỉ cầu một lần là nó kết quả, có những cặp phải cầu đến ba, bốn lần nhưng tất nhiên cũng có những cặp không thành công.
Chùa Hương là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc, ngôi chùa này nằm ở địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương nổi tiếng linh thiêng không chỉ bởi người ta tin tưởng ngôi chùa để cầu sức khỏe, tài lộc may mắn mà còn là điểm cầu tự linh thiêng. Chùa có một hang đầy thạch nhũ gọi là hang cô, hang cậu và đây là nơi nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến để cầu tự.
(Ảnh minh họa: Thời báo Việt làng nghề) |
Cầu tự ở đây quan trọng nhất là thành tâm với quy trình như sau: nếu bạn cầu con gái hãy đến lầu cô, nếu cầu con trai thì đến lầu cậu trong động Hương Tích. Lễ vật chuẩn bị là năm loại quả, 7 hoặc 9 thứ bánh, đồ chơi trẻ em, 7 hoặc 9 đồng tiền. Tùy bạn muốn xin con gì thì soạn lễ, đặt lễ lên lầu cô hoặc lầu cậu khấn bái, xin bái xin đài âm dương rồi xin những đồng tiền đó mang về nhà và để 7 hoặc 9 ngày rồi mang đi mua một thứ gì đó trẻ con thích. Sau khi làm lễ xong thì trên đường về nhớ trả thêm phí đò, xe, suất ăn để đưa con về nhà. Trong vòng 7 hoặc 9 ngày khi ăn nhớ lấy thêm bát và thìa để mời con ăn.
Nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu quận 1 TP HCM chùa Phước Tự hay còn gọi bằng tên thân thuộc hơn là chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng linh thiêng về cầu con. Ngôi chùa này được xem là địa chỉ đỏ cho các cặp vô sinh hiếm muộn muốn thành tâm cầu mong có một đứa con. Ngôi chùa này được xây dựng từ 1982 và dù nằm trong thành phố nhưng nơi đây cực kì yên tĩnh. Những người đến đây cầu con thường mua một đôi rùa rồi viết tên hai vợ chồng lên rồi thả xuống bể, người ta tin rằng nếu cặp rùa này sinh đẻ thì càng linh thiêng.
(Ảnh minh họa: Zing) |
Trong chùa có phòng nhỏ thờ "Kim Hoa thánh mẫu" và 12 bà mụ. Đây chính là nơi để các cặp hiếm muộn cầu con. Kim Hoa thánh mẫu là người trông coi việc sinh đẻ trên nhân gian còn bên dưới là 12 bà mụ nên nếu thành tâm cầu khấn sẽ được như ý.
Đến đây bạn sẽ được lấy một sợi chỉ đỏ treo vào tay rồi thành tâm cầu nguyện, sau khi cầu nguyện xong nếu cầu con trai thì buộc chỉ vào bức tượng bên trái, cầu con gái thì buộc vào tượng bên phải. Sau đó, người phụ nữ xoa bụng mình ba cái, xoa bụng đứa bé dưới chân bà mụ ba cái rồi xoa bụng mình ba cái nữa là xong nghi thức.
Người dân xung quanh cho biết, người đến cầu nguyện có kết quả như ý muốn và sau khi mang bầu họ phải quay lại lễ tạ. Dù sự linh nghiệm ở đây khó khẳng định nhưng người ta đến đây sẽ nhận được sự bình tâm, thanh thản và niềm tin vào sự linh thiêng của cuộc sống.
Chùa Từ Quang nằm ven quốc lộ 1 đường đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM. Ngôi chùa này là nơi nổi tiếng nuôi dưỡng hàng ngàn vong hồn hài nhi xấu số ở Sài Gòn.
Thoạt nhìn ngôi chùa này không có quá nhiều khác biệt so với nơi khác nhưng vào chánh điện sẽ thấy một bức tượng phật tổ và xung quanh là các tượng hài nhi xúm xít trong tư thế vui chơi. Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời và hiện tại nơi đây thờ hơn 2000 vong linh hài nhi xấu số bị vứt bỏ.
(Ảnh minh họa: Phật giáo) |
Từ 2009, cứ vào rằm tháng 8 là nơi đây lại tổ chức đại lễ cầu siêu để cầu nguyện, sám hối với hàng nghìn lượt người. Dần dần người ta tin rằng những người hiếm muộn chưa sinh được con mà đến đây thành tâm cúng bái sẽ cầu được con. Đặc biệt trường hợp các bà mẹ từng lầm lỡ vứt bỏ sinh linh thì đến đây thành tâm khấn nguyện cũng sẽ được như ý. Lễ vật cầu con ở đây đơn giản chỉ là bánh kẹo, sữa, đồ chơi trẻ em... và sự thành tâm thì có rất nhiều cặp vợ chồng đã cầu được con cho mình.
Ngôi chùa này nằm ở địa phận xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Chùa được xây dựng từ thời vua Khải Định và người dân ở đây quan niệm rằng ngôi chùa này cực kì linh thiêng đến mức nếu thành tâm cầu nguyện sẽ "cầu được ước thấy". Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn về đường con cái khi tìm về đây để cầu nguyện xin một đứa con, họ hành lễ, ăn chay niệm phật đều sinh được con. Vì những lời đồn đoán mà càng ngày càng có nhiều người đến cầu xin ở đây.
(Ảnh minh họa: Việt báo) |
Ngược theo sông Hồng cách thành phố Yên Bái tầm 50 km sẽ gặp đền Đông Cuông thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ngôi chùa này tọa lạc trong khuôn viên rộng với thế "rồng chầu hổ phục" âm dương hài hòa và cực kì linh thiêng. Người ta thường truyền tích về vị quan Pháp chăm chỉ hương lễ, cầu nguyện đã xin được con ở ngôi chùa này nên người ta tin vào sự linh thiêng trong việc cầu tự ở đây.
Hàng năm có hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn khắp nơi mang lễ đến xin con và tin vào sự linh thiêng ở ngôi chùa này.
(Ảnh minh họa: My tour) |
Đền Lăng Sương là ngôi đền được xây dựng từ thời Thục An Dương Vương là nơi thờ Tản Viên sơn thánh (một trong tứ bất tử của nước ta) và thân mẫu của ngài là mẫu Đinh Thị Đen nên đền này còn có tên khác là đền Thánh mẫu.
Tương truyền rằng bà Đinh Thị Đen là người phụ nữ Mường ở xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn. Trong một lần đi làm đồng bà ướm chân vào hòn đá rồi về thụ thai nên chồng nghĩ bà ngoại tình nên bỏ về miền biển. Bị đàm tiếu bà bỏ đi đến Động Lăng Sương thì hạ sinh và nuôi dạy Tản Viên.
(Ảnh minh họa: Thông tin huyện Thanh Thủy) |
Vì ngôi đền này thờ thánh mẫu nên người ta tin rằng đây là ngôi đền cầu tự linh thiêng. Hàng năm, đặc biệt là các dịp lễ Tết có rất nhiều cặp đôi hiếm muộn đến cầu tự ở đây và họ tin rằng sẽ được như ý nguyện.
Thế nào thì gọi là đình, đền, chùa, miếu, phủ? Tâm linh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Việt. Dọc dải đất hình chữ S có rất nhiều địa ... |
Vì sao gọi là Thăng Long Tứ trấn? Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi đền có truyền thuyết lâu đời không những xác định địa giới Thăng Long mà còn tạo nên ... |
Vì sao gọi là Thăng Long Tứ quán? Thăng Long Tứ quán là bốn quán của Đạo giáo ở đất Thăng Long xưa gồm Trấn Vũ quán, Huyền Thiên quán, Đồng Thiên quán ... |
6 địa chỉ cầu tài lộc nổi tiếng linh thiêng không nên bỏ lỡ ở miền Bắc Đi lễ đền chùa không chỉ để cầu bình an, sức khỏe mà rất nhiều người trong giới làm ăn còn cầu cho công thành ... |
Bỏ túi 6 địa chỉ cầu duyên dân FA không thể không 'thử vận may' Chùa Hà, Am Mị Châu, Chùa Duyên Ninh,... là những nơi nhiều nam thanh, nữ tú hay đến để cầu tình duyên, hạnh phúc. |
5 ngôi chùa được cho là 'cầu được ước thấy' ở Hà Nội Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ... |