(Ảnh: Afamily) |
Khi có thai, các bà mẹ sẽ có rất nhiều thứ phải suy nghĩ, đặc biệt là với vấn đề làm sao để ăn uống một cách khoa học, hợp lý. Bạn có thể phải tuân theo một danh sách dài các thói quen ăn uống và học cách làm sao để đạt sự cân bằng trong mỗi bữa ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời cần phải tránh xa các loại thức ăn có thể gây hại đến sức khỏe hai mẹ con.
Sau đây là những loại thực phẩm mà bạn cần kiêng cữ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo cho bé được phát triển một cách tốt nhất.
ĐU ĐỦ
Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
(Ảnh: Gia đình Việt Nam) |
NHÃN
Nhãn là một loại quả có tính nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
TRỨNG SỐNG
Trứng được nấu chín rất tốt với mẹ bầu nhưng nếu bạn thích ăn trứng lòng đào hoặc trứng sống thì phải xem xét lại. Khi ăn trứng, mẹ bầu lưu ý phải nấu chín hoàn toàn khi mà lòng đỏ đã chắc lại, sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella. Không chỉ có trứng sống, phụ nữ mang bầu cũng cần cảnh giác với những thực phẩm được làm từ trứng sống như mayonnaise.
RAU MẦM
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
(Ảnh: Thanh niên) |
KHOAI TÂY
Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
QUẢ DỨA
Trong quả dứa có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, dứa có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên ăn nhiều dứa và uống nhiều nước ép dứa để thuận lợi trong quá trình sinh nở.
THỊT CHẾ BIẾN SẴN
Theo bà Sarah Krieger, một chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu, cho biết: Trong các loại thịt chế biến sẵn ẩn chứa nhiều nguy cơ có Listeria (một loài vi khuẩn gây sẩy thai), như thịt giăm bông, gà tây, thịt xông khói, xúc xích…Đây là loài vi khuẩn có thể tiếp tục sinh sống ở nhiệt độ nguội. Hầu hết những người lớn khỏe mạnh đều không gặp phải vấn đề gì nếu ăn những thứ thức ăn này, nhưng nó đặc biệt nguy hiểm với những bà mẹ đang mang thai.
CÁ CÓ CHỨA THỦY NGÂN
Cá kiếm, cá kình, cá thu... có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
SUSHI
Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
(Ảnh: Shushi) |
Các sản phẩm này nếu đảm bảo tiêu chuẩn sẽ góp phần nuôi thai nhi. Thế nhưng nếu chưa qua tiệt trùng, khi truyền qua nhau thai sẽ gây bệnh cho thai nhi, trẻ sẽ bị nhiễm độc máu hoặc bị nhiễm trùng.
NƯỚC HOA QUẢ CHƯA ĐƯỢC TIỆT TRÙNG
Uống nước hoa quả là một cách rất tiện lợi để bổ sung thêm trái cây và rau củ trong khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, không phải loại nước hoa quả nào cũng an toàn, bởi chúng tiềm tàng ẩn chứa loài vi khuẩn E. Coli hoặc Listeria. Những loài vi khuẩn gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
CAFFEIN
Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày.
RƯỢU VÀ THỨC UỐNG CÓ CỒN
Các chuyên gia đều đồng ý rằng thai phụ cần tránh xa rượu và các thức uống có cồn để ngăn ngừa hội chứng ngộ độc rượu thai nhi (fetal alcohol syndrome – FAS).
Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy uống một lượng rượu nhỏ có thể ảnh hưởng đến thai nhi sau này (nguy hiểm nhất là khi bạn uống rượu trong 3 tháng đầu tiên), nhưng không có bằng chứng không có nghĩa là nó sẽ không gây tổn thương đến cho thai nhi.
(Ảnh: uebe) |
Ngoài việc hạn chế các thực phẩm nêu trên thì bà bầu có thể bổ sung những thực phẩm sau vào bữa ăn để tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi. Khi sử dụng thì nên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và cần có sự tư vấn của bác sĩ để cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Thực phẩm |
Chất dinh dưỡng |
Ngũ cốc nguyên hạt |
Selen, magie, vitamin B, sắt, chất xơ |
Trứng |
Protein, choline, chất béo omega 3 |
Các loại đậu |
Chất xơ, protein |
Cá hồi |
Protein, vitamin B, chất béo omega- 3 |
Khoai lang |
Vitamin A, B, C |
Quả óc chó |
Axit béo omega- 3, chất béo không bão hòa đơn |
Sữa chua |
Cung cấp canxi |
Rau và trái cây |
Beta carotene, vitamin C, kali, axit folic |
Thịt đỏ |
Protein, sắt, vitamin B |
Cam |
Vitamin C, folate, kali |
Sữa đậu nành |
Axit folic, protein, vitamin E, carbohydrates |
Chế độ ăn khoa học và đảm bảo sức khỏe cho người mang thai đôi | |
Những loại đồ uống an toàn cho phụ nữ mang thai | |
Thai phụ ăn ít thịt, con có nguy cơ lạm dụng chất kích thích |
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019