Phạm Công Danh làm thất thoát 18.000 tỷ chỉ sau hai năm tại VNCB

Phạm Công Danh tiếp nhận VNCB từ giữa năm 2012, lúc này VNCB có vốn chủ sở hữu là âm gần 2.855 tỷ đồng. Chỉ 2 năm sau, vốn chủ sở hữu của VNCB bị âm đến 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là trên 38.000 tỷ đồng.
dieu hanh vncb 2 nam pham cong danh lam that thoat 18000 ty Vợ Phạm Công Danh kháng cáo xin lại đồng hồ và nhẫn
dieu hanh vncb 2 nam pham cong danh lam that thoat 18000 ty Đại án VNCB: Cần áp dụng hình phạt cao nhất với Phạm Công Danh
dieu hanh vncb 2 nam pham cong danh lam that thoat 18000 ty Những vụ đại án kinh tế chấn động năm 2016

Phan Thành Mai sốc khi tiếp quản ngân hàng

dieu hanh vncb 2 nam pham cong danh lam that thoat 18000 ty
Phan Thành Mai sốc khi tiếp quản ngân hàng Xây dựng.

Tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo Phan Thành Mai khi nhận là mình bị sốc sau khi vào tiếp quản ngân hàng vì không nghĩ tình hình xấu tới mức đó. Tại thời điểm mà chỉ cần người gửi tiền rút 1 đến 2 tỷ đồng đã khiến thanh khoản khó khăn như vậy, lãnh đạo ngân hàng phải tìm cách để huy động vốn bằng mọi cách, và việc chi trả lãi suất ngoài là biện pháp được áp dụng để ngân hàng tồn tại.

Thêm nữa, theo Phạm Công Danh, khi mua lại cổ phần từ phía bà Hứa Thị Phấn, Danh chi ra hơn 4.000 tỷ đồng là để mua các bất động sản mà nhóm này sở hữu và bà Phấn đại diện cho nhóm 30 công ty, với kỳ vọng bất động sản lên giá sẽ bán đi, tính toán của Mai cho thấy có lãi khoảng 700 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi mua cổ phiếu Danh mới biết bà Phấn không được các công ty kia ủy quyền, họ cũng không chịu chuyển quyền sở hữu cho Danh nên Danh không bán được, thị trường bất động sản lại đi xuống. Bị mất nhiều tiền để mua các tài sản này (tiền Danh mượn từ ngân hàng, trong đó có tiền gửi của nhóm Trần Ngọc Bích, cụ thể là ông Trần Quí Thanh) nên Danh lại càng lún sâu vào vòng xoáy.

Khi đề cập đến chuyện ngân hàng thua lỗ và âm vốn nặng nề, theo lời khai của Phạm Công Danh thì ngoài phải xoay tiền trả lãi ngoài, còn do nợ khó đòi vì các nhóm không trả nợ trong nhiều tháng, nhiều năm. Hơn nữa, khác với các ngân hàng khác là 95% tài sản của ngân hàng này là nằm trong nhóm nợ của một nhóm khó đòi ấy, phần còn lại là nợ lẻ tẻ. Ngân hàng lại rơi vào cảnh bị kiểm soát đặc biệt, tín dụng không được tăng và không thu hồi được nợ nên lỗ là tất yếu.

Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc VNCB, khai thêm phần nợ nần trước năm 2012 là trách nhiệm của nhóm Phú Mỹ, sang năm 2013 là của nhóm cổ đông mới. Nhưng năm 2013, ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ mà năm 2012 chưa trích lập, chủ yếu liên quan nhóm Phú Mỹ và Phương Trang, tổng cộng tới 12.000 – 15.000 tỷ đồng.

Nhưng Danh và Mai cũng thừa nhận, các khoản lỗ gây ra từ đầu năm 2014 cho đến thời điểm bị khởi tố là thuộc về trách nhiệm của nhóm này.

Theo nội dung của cáo trạng, kết luận thanh tra ngày 10/7/2012 của NHNN cho thấy, tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm, theo BCTC ngân hàng Xây dựng năm 2012 đã kiểm toán thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.

Theo BCTC năm 2013 đã kiểm toán, lỗ lũy kế 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.293 tỷ đồng. Vào thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu ngân hàng âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.255 tỷ đồng, tổng tài sản là 16.745 tỷ đồng.

Những phi vụ ngàn tỷ

dieu hanh vncb 2 nam pham cong danh lam that thoat 18000 ty
Hai năm tiếp quản ngân hàng VNCB Phạm Công Danh làm âm 18.000 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, tháng 9/2012, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối TrustBank (sau này đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB).

Trong giai đoạn này, Trustbank đang bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát NHNN đặt tại đây.

Tuy nhiên, do cần tiền để chi trả lãi ngoài chăm sóc khách hàng, chi trả nợ cho công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh và các doanh nghiệp trong tập đoàn, Danh đã lợi dụng quyền Chủ tịch HĐQT chi phối ở Trustbank và vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn chỉ đạo các cấp dưới thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm.

Khoảng tháng 5/2013, Phạm Công Danh đã chỉ đạo các đồng phạm tạo dựng hồ sơ khống trong việc nâng cấp hệ thống CoreBanking, triển khai thực hiện khống để rút 63,276 tỷ đồng.

Từ giữa năm 2013 đến tháng 4/2014, Phạm Công Danh tiếp tục chỉ đạo các thuộc cấp lập hợp đồng khống về việc thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành và số 816 Sư Vạn Hạnh (TP HCM) giữa VNCB với công ty Trung Dung và Hương Việt (hai công ty do Danh thành lập và thuê người đứng tên giám đốc) để rút của VNCB 581,6 tỷ đồng.

Số tiền trên được chuyển lòng vòng qua tài khoản cá nhân rồi rút ra để trả lãi, chăm sóc khách hàng cho các công ty thuộc Thiên Thanh.

Ngoài ra, cựu Tổng giám đốc Thiên Thanh còn có hàng loạt hành vi sai phạm khi đã chỉ đạo cấp dưới chuyển 5.190 tỷ đồng từ tài khoản của Trần Ngọc Bích tại VNCB sang tài khoản của Danh và một số cá nhân nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản. Số tiền này được Danh dùng để tất toán các khoản mà bị cáo đã vay trước đó. Hành vi cố ý làm trái đã gây thiệt hại của VNCB 7.037 tỷ đồng.

Về tội vi phạm quy định về cho vay, theo cáo trạng: Từ ngày 28/12/2012 đến 11/3/2014, do cần tiền để sử dụng, Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp, chỉ đạo các cấp dưới ở VNCB và tập đoàn Thiên Thanh sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc tập đoàn và 2 pháp nhân khác để xây dựng hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT khống, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất là tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5.000 tỷ đồng, gây thiệt hại của VNCB 2.095 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số thiệt hại mà Phạm Công Danh và các đồng phạm gây ra là hơn 9.000 tỷ đồng. Đây là vụ án gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam (trước đó là vụ Huỳnh Thị Huyền Như). Với hành vi sai phạm của mình Phạm Công Danh bị tuyên phạt 30 năm tù.

chọn
Khu đô thị chậm triển khai hơn chục năm ở Đà Lạt tăng vốn gấp 21 lần, hẹn hoàn thành vào 2029
Khu đô thị mới số 6 Trại Mát tại phường 11, TP Đà Lạt được cấp chứng nhận đầu tư từ 2007, nhiều năm sau đó chậm triển khai do vướng GPMB. Đầu năm 2023, dự án này được khởi công, đến cuối 2023 đã điều chỉnh vốn từ 167 tỷ đồng lên hơn 3.500 tỷ đồng.