Sáng nay (20/9), Tòa án nhân dân TP.Hà Nội cấp sơ thẩm tiếp tục xét xử đại án kinh tế xảy ra tại tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với phần tranh tụng. Hội đồng xét xử cho gọi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (55 tuổi), nguyên Tổng giám đốc OceanBank, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) tự bào chữa bổ sung.
“Bị cáo muốn gửi lời kêu cứu đến Hội đồng xét xử để minh oan cho bị cáo. Bị cáo không hề phạm tội tham ô và chiếm đoạt tài sản của anh Hà Văn Thắm cũng như của ngân hàng (OceanBank - PV)", bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nói.
Bị cáo này cũng thừa nhận nhận có 2 giai đoạn có hành vi phạm tội: Khi làm Tổng giám đốc OceanBank đã chi tiền của Hà Văn Thắm chăm sóc khách hàng từ năm 2009 - 2010. Giai đoạn 2 từ năm 2011 cho tới nửa đầu năm 2014 có chuyển hộ tiền của Hà Văn Thắm để chăm sóc khách hàng PVN.
"Bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm này và ăn năn hối lỗi về hành động đó. Hành động như trên cấu thành tội gì và sai phạm đến đâu, mong Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử xem xét thấu đáo cho bị cáo.... Mong Hội đồng xét xử xem xét vì số tiền mà bị cáo chuyển cho anh Ninh Văn Quỳnh nhiều hơn anh Ninh Văn Quỳnh thừa nhận", bị cáo Sơn khẳng định, và tha thiết xin được dùng tài sản của mình để khắc phục hậu quả, mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Về tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tiếp tục cho rằng không đàm phán với khách hàng chi lãi ngoài, mà chỉ chăm sóc khách hàng theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm. "Bị cáo chỉ là người chuyển hộ tiền mà thôi. Bị cáo hoàn toàn không chiếm đoạt đồng nào, mà còn chi tiền cá nhân để giao lưu, tiếp khách tạo uy tín cho ngân hàng, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng”, Nguyễn Xuân Sơn nói.
Vẫn theo lời tự bào chữa của bị cáo Sơn, trong giai đoạn làm Tổng giám đốc OceanBank, bị cáo đã chuyển số tiền mà Hà Văn Thắm đưa cho là 69 tỉ đồng để chăm sóc khách hàng theo ý kiến của Hà Văn Thắm, chi tiền cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Vietsovpetro và Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Trước đó, tại phiên xét xử diễn ra vào ngày 14/9, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đề nghị mức án tử hình về tội tham ô tài sản, chung thân về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 16 - 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp mức hình phạt là tử hình.
Tạm dừng phần bào chữa của các bị cáo. 8h sáng mai, HĐXX chuyển sang phần bào chữa của nguyên đơn dân sự và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Bị cáo Sơn được dẫn giải ra xe. |
Bị cáo Phạm Công Danh tự bào chữa cho mình
Ông Danh xin trình bày nguyên nhân tại sao bà Phấn lại cho bị cáo mượn tài sản. Ông Danh cho rằng tài sản bà Sáu Phấn cho mượn không phải là mượn vô tư mà là cho mượn để vay 500 tỷ cho bà Phấn. Thời điểm đó bà Sáu Phấn là người đại diện của nhóm nợ của công ty Phú Mỹ mà đúng ra là nợ của bà Phấn, bà sở hữu hơn 82%.
Bị cáo Nguyễn Thị Kiều Liên - nguyên GĐ CN Vũng Tàu
Bị cáo không có động cơ, không lợi dụng quyền hạn, chỉ là người lao động, làm công ăn lương, tuân thủ mọi quy định pháp luật. Bị cáo hoàn toàn tin tưởng vào HĐQT, anh Thắm nói với nhân viên sẽ có nguồn chi phí hợp lý để thực hiện, tất cả các ngân hàng trên địa bàn đều thực hiện, mức chi của Oceanbank chỉ ở mức trung bình.
Trong tất cả các biên bản kiểm tra của NHNN tại chi nhánh đều ghi rõ chi nhánh thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.
Cáo trạng cáo buộc bị cáo tiếp nhận chủ trương từ Hà Văn Thắm và Nguyễn Thị Thu rồi truyền đạt lại cho nhân viên, tuy nhiên, chi nhánh có tới 8 người tham dự hội nghị triển khai chi lãi ngoài, khi mà Chủ tịch có chủ đạo rồi thì bị cáo cũng không có chỉ đạo gì thêm, rất mong HĐXX xem xét bị cáo không chỉ đạo nhân viên.
Theo cáo trạng, cáo buộc bị cáo tội cố ý làm sai, xin HĐXX xem xét, nếu sai thông tư 02 thì xử lý đúng theo chế tài của thông tư 02 là xử lý hành chính.
Bản thân sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng, bản thân bị cáo là người tuân theo luật pháp, đến vi phạm giao thông còn không dám chứ đừng nói đến chuyện cố ý vi phạm để bị đề nghị mức tù. Hơn 2 năm qua, cả gia đình bị cáo sống trong cảnh âu lo cùng cực…
Bị cáo Nguyễn Thị Nga nức nở xin HĐXX xem xét lại bản án VKS đề nghị từ 7 – 8 năm và liên đới chịu trách nhiệm 176 tỷ đồng. Theo Nga thì đây là án tử đối với mình và cả gia đình. Những việc bị cáo làm là ích nước, lợi dân chứ không phải gây thiệt hại cho OJB.
Từ đó, Nga mong HĐXX cho mình được hưởng án treo để có thể cống hiến và tiếp tục làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng.
Bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang trình bày, VKS cáo buộc tội vì đã tiếp nhận chỉ đạo từ Minh Thu.
Bị cáo đã khai là nhận chỉ đạo của Trần Thanh Quang – Phó TGĐ chứ không phải chị Minh Thu. Thứ hai là cáo buộc bị cáo chỉ đạo các hội sở, các cấp dưới chi lãi ngoài là không đúng.
Bị cáo không biết tiền chi CSKH cho ai và chi như thế nào thì không thể liên đới chịu trách nhiệm được, việc này rất oan ức cho bị cáo. Bị cáo kính mong HĐXX xem xét lại.
Bà Trang tiếp tục khẳng định không hề tiếp nhận chỉ đạo từ bà Thu mà là từ Phó TGĐ Trần Thanh Quang. Bà cho rằng những căn cứ bà đưa ra trước đó không được VKS xem xét.
Số tiền mà phải chịu trách nhiệm liên đới là 1.200 tỷ thực sự rất oan ức. Bởi vì ở đây có hai cách thức chi hoàn toàn khác nhau. Phải chăng bị cáo bị buộc tội như vậy có phải là do bị cộng gộp. Bị cáo Trang cho biết trong 1.576 tỷ đồng chi lãi ngoài có hơn 1.000 tỷ đồng chi cho bên dầu khí và hơn 400 tỷ chi cho KHCN và KHDN từ 2014 – 2015 đều có địa chỉ người nhận nhưng bà không hề biết là chi cho những ai.
Bà Trang không biết VKS căn cứ vào đâu để đưa ra mức phạt 7 – 8 năm tù, đề nghị HĐXX tách biệt hành vi của từng cá nhân chứ không cộng gộp lại để xử phạt. Phải chăng càng làm giỏi ngân hàng thì càng bị tội nặng. Bị cáo Trang cho biết trong 2 năm bà làm Giám đốc khối thì là giai đoạn phát triển nhất, đạt nhiều giải thưởng quốc tế.
Bị cáo Trang chia sẻ trong 2 năm bị khởi tố, bị cáo đã bị thôi việc và đã đi xin việc ở rất nhiều nơi nhưng không ai nhận. Mức xử phạt của VKS quá nặng đối với bị cáo, đóng mọi cánh cửa của cuộc đời bị cáo cũng như những bị cáo khác.
Lần đầu tiên trong lịch sử bị xử phạt hình sự vì huy động vốn, bà cho rằng không ai có thể đánh đổi vài đồng lương mà đánh đổi cả sự nghiệp.
Bà Trang đưa ra mức ước lượng nếu lương quản lý ngân hàng 20 triệu đồng/ tháng, không ăn không tiêu thì phải qua 766 năm tương đương với 10 đời mới bồi thường hết số tiền này.
"Mong HĐXX cho bị cáo thấy vẫn còn điều công bằng trong cuộc sống" - bị cáo Trang nói.
Cuối phần bào chữa của mình, bà Trang gửi lời nhắn nhủ tới ông Hà Văn Thắm - cựu lãnh đạo của mình rằng: "Trong thời điểm 2011, anh cứ để ngân hàng phá sản thì sẽ không có ai bị truy tố và chịu trách nhiệm hình sự như ngày hôm nay"
Bị cáo Thu Ba. |
Bị cáo Thu Ba đồng ý với phần bào chữa của Luật sư bào chữa. Sau đó, bị cáo Ba trình bày mô hình tổ chức của OJB theo hai giai đoạn và cho biết cáo trạng quy kết bị cáo không thành khẩn là không đúng vì từ giai đoạn điều tra, không chỉ bị cáo Thu Ba mà còn nhiều bị cáo khác đều thành khẩn khai báo và phối hợp với CQĐT để vụ án được làm sáng tỏ.
Cuối lời trình bày, bị cáo Thu Ba khẳng định nguồn tiền – việc chi trả trong việc chi lãi ngoài của OJB bị cáo Thu Ba đều không thực hiện trực tiếp mà bắt liên đới chịu trách nhiệm về các khoản tiền này là không thể thực hiện được.
HĐXX tiếp tục làm việc
HĐXX tạm nghỉ
Bị cáo Trà My đồng ý với lời bào chữa của luật sư và không bổ sung gì.
Bị cáo Nguyễn Hoài Nam
Bị cáo Hoài Nam. |
OJB đã làm sai thông tư 02. Mỗi đơn vị thì đều có tham gia ở một quá trình như một bánh răng của một cỗ xe nhưng bản thân của các bị cáo không có nhận thức đầy đủ.
Thời điểm này anh Thắm nói nếu ai không thực hiện chi lãi ngoài sẽ đuổi việc. Về vấn đề này bị cáo nghĩ nếu đuổi việc ở OJB thì sang ngân hàng khác làm việc nhưng nếu sang Ngân hàng khác làm việc thì bị cáo không chắc rằng ở Ngân hàng khác có chi CSKH hay không, sang mà vẫn phải làm thì nên ở lại OJB. Bị cáo nhận thấy thời điểm này tất cả các Ngân hàng cũng thực hiện việc chi lãi ngoài nên bị cáo đã quyết định ở lại và thực hiện theo chỉ đạo.
Sau đó, Hoài Nam nức nở xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt. Mong HĐXX xem xét lại về số tiền liên đới bồi thường, bị cáo không biết ai mà đi đòi lại vì bị cáo không thực hiện việc chi lãi ngoài trực tiếp cho các khách hàng.
Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn - nguyên Phó TGĐ OceanBank
Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn. |
Theo bị cáo Nguyễn Văn Hoàn, quy kết cho vay với TSBĐ không đủ điều kiện là chưa có căn cứ. Theo quy chế cho vay của NHNN, TCTD tự thoả thuận với khách hàng vay về tài sản bảo đảm. Mặt khác luật sư của các bên cũng đều khẳng định các tài sản này có đầy đủ giá trị pháp lý và sở hữu.
Riêng về quyền tài sản liên quan đối với việc sở hữu của Công ty Trung Dung bao gồm quyền đi thuê và cho thuê đối với bất động sản tại 268 Tô Hiến Thành, ông Hoàn đề nghị giám định tư pháp đối với tất cả các tài sản này.
Đề nghị HĐXX làm rõ ai là người làm giả hồ sơ vay của Cty Trung Dung, có dấu hiệu lừa đảo trong quá trình này. Bị cáo Hoàn cho rằng Công ty Trung Dung đã lừa ngân hàng từ việc lập sai hồ sơ. Theo quy định 1627 của NHNN thì khách hàng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ mục đích vay của mình.
Ông Hoàn cũng đặt ra câu hỏi tại sao nội dung biên bản 3 bên không được đưa ra phân tích để làm rõ trách nhiệm của các bên. Đề nghị HĐXX ai là người chỉ đạo việc Cty Trung Dung chuyển tiền đi, ai là người hạch toán, bởi vì nếu các bên thực hiện đúng thì không thể có sự thất thoát vốn.
Ông cảm thấy cực kỳ oan ức vì tội danh này bởi vì ông hoàn toàn không biết về mục đích sử dụng số tiền nào sau này, không biết ông Thắm sẽ sử dụng tiền đưa cho ông Sơn.
Mở đầu phiên xử buổi chiều, bị cáo Phạm Hoàng Giang – TGĐ Công ty BSC bào chữa cho bản thân
Theo cáo trạng của VKS, bị cáo Giang bị cáo buộc là đồng phạm giúp sức khi thực hiện chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn triển khai thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn với khách hàng, thu phí được gần 69 tỷ đồng, tạo nguồn tiền cho Thắm sử dụng chi cho Sơn để Sơn lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt.
“Cáo trạng trước đó đã có chi tiết là bị cáo Giang không biết mục đích chủ trương của việc thu phí ngoài qua công ty BSC nhưng VKS lại không đề cập đến chi tiết trên” – ông Giang cho biết.
Bị cáo Giang trình bày hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn: mẹ già bị ung thư giai đoạn cuối (tại thời điểm điều tra), con bị bệnh tim và mắt bẩm sinh. Bản thân bị cáo Giang cho biết mình đã nhận thức được trách nhiệm phần nào trong thời gian bị tạm giam 16 tháng, và đây cũng là hình phạt rất nặng là bài học trong cuộc đời của bị cáo.
Kính mong HĐXX công minh phán xử để bị cáo được trở về với xã hội, có thể đóng góp công sức lao động và chăm lo cho các con.
HĐXX tiếp tục làm việc
Sáng nay (20/9), Tòa án nhân dân TP.Hà Nội cấp sơ thẩm tiếp tục xét xử đại án kinh tế xảy ra tại tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với phần tranh tụng. Hội đồng xét xử cho gọi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (55 tuổi), nguyên Tổng giám đốc OceanBank, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) tự bào chữa bổ sung.
“Bị cáo muốn gửi lời kêu cứu đến Hội đồng xét xử để minh oan cho bị cáo. Bị cáo không hề phạm tội tham ô và chiếm đoạt tài sản của anh Hà Văn Thắm cũng như của ngân hàng (OceanBank - PV)", bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nói.
Bị cáo này cũng thừa nhận nhận có 2 giai đoạn có hành vi phạm tội: Khi làm Tổng giám đốc OceanBank đã chi tiền của Hà Văn Thắm chăm sóc khách hàng từ năm 2009 - 2010. Giai đoạn 2 từ năm 2011 cho tới nửa đầu năm 2014 có chuyển hộ tiền của Hà Văn Thắm để chăm sóc khách hàng PVN.
"Bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm này và ăn năn hối lỗi về hành động đó. Hành động như trên cấu thành tội gì và sai phạm đến đâu, mong Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử xem xét thấu đáo cho bị cáo.... Mong Hội đồng xét xử xem xét vì số tiền mà bị cáo chuyển cho anh Ninh Văn Quỳnh nhiều hơn anh Ninh Văn Quỳnh thừa nhận", bị cáo Sơn khẳng định, và tha thiết xin được dùng tài sản của mình để khắc phục hậu quả, mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Về tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tiếp tục cho rằng không đàm phán với khách hàng chi lãi ngoài, mà chỉ chăm sóc khách hàng theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm. "Bị cáo chỉ là người chuyển hộ tiền mà thôi. Bị cáo hoàn toàn không chiếm đoạt đồng nào, mà còn chi tiền cá nhân để giao lưu, tiếp khách tạo uy tín cho ngân hàng, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng”, Nguyễn Xuân Sơn nói.
Vẫn theo lời tự bào chữa của bị cáo Sơn, trong giai đoạn làm Tổng giám đốc OceanBank, bị cáo đã chuyển số tiền mà Hà Văn Thắm đưa cho là 69 tỉ đồng để chăm sóc khách hàng theo ý kiến của Hà Văn Thắm, chi tiền cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Vietsovpetro và Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Trước đó, tại phiên xét xử diễn ra vào ngày 14/9, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đề nghị mức án tử hình về tội tham ô tài sản, chung thân về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 16 - 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp mức hình phạt là tử hình.
Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm sáng 20/9: 'Nữ tướng' Oceanbank khóc, 'anh Thắm nói bị cáo để ý khách hàng bên PVN' Tại phàn tự bào chữa, bị cáo Hà Văn Thắm nhận mình phạm hai tội và xin HĐXX xem xét hai cáo buộc còn lại của ... |
Vụ án Hà Văn Thắm: Diễn viên Quỳnh Tứ bật khóc khi kể về hoàn cảnh 'bi đát' của gia đình Khi tự bào chữa tại tòa sáng 19/9, Hoàng Thị Hồng Tứ (cựu Chủ tịch Công ty BSC Việt Nam) khóc nức nở xin tòa ... |
Nhật Anh
Theo Đời sống & Pháp lý
Pháp luật 11:13 | 16/04/2019
Pháp luật 14:57 | 11/03/2019
Kinh doanh 07:01 | 04/05/2018
Pháp luật 23:07 | 03/05/2018
Pháp luật 10:52 | 03/05/2018
Pháp luật 01:31 | 03/05/2018
Kinh doanh 01:11 | 03/05/2018
Pháp luật 09:57 | 02/05/2018