Bệnh ung thư đại trực tràng có thể di truyền qua mấy thế hệ? | |
Đà Nẵng đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án Lancaster Nam Ô |
Ung thư vốn luôn đứng đầu bảng danh sách những căn bệnh khiến nhiều người hoang mang và hoảng sợ nhất. Sự tăng trưởng không kiểm soát của những tế bào ung thư đã giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới và dự kiến sẽ tăng lên 13 triệu vào năm 2030.
Khảo sát tại Việt Nam của tổ chức y tế thế giới WHO cho thấy mỗi năm nước ta có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.
Số bệnh nhân nữ thường mắc những loại phổ biến như ung thư vú, dạ dày, phổi. Còn ung thư gan, đại trực tràng, phổi, dạ dày chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nam giới. Những so sánh thống kê đáng báo động về y tế cho thấy 1/3 số ca ung thư tử vong có nguyên nhân đến từ những thói quen xấu và ăn uống thiếu khoa học.
Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào năm 2020. (Ảnh: Internet) |
Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Trong số các bệnh nhân chết vì ung thư có 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, trong các buổi khám bệnh, rất ít bệnh nhân đề cập đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý.
Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm khuẩn và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều này càng đúng với bệnh ung thư. Những yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa như thay đổi lối sống bao gồm bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh.
Khi bị bệnh, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.
Người bệnh ung thư cần ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất. (Ảnh: Zing) |
Thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày có tác động rất lớn tới sức khỏe. Đối với bệnh ung thư, một số thực phẩm sẽ kích thích các khối u ác tính phát triển nhanh, ngược lại một số loại thức ăn lại giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thực phẩm có lợi
Đứng đầu là những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, gạo lứt, bánh mỳ đen... Chất xơ đẩy nhanh các phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết, giảm thời gian tiếp xúc của cơ thể với các chất độc hại, có thể gắn vào các sợi xơ, qua đường ruột và thải ra ngoài cơ thể mà không bị lưu lại trong ruột. Rất nhiều loại vitamin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư như B2, PP, A, C và E.
Bên cạnh đó, người bệnh nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày: điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát.
Yếu tố dinh dưỡng |
Giảm nguy cơ ung thư |
Chất xơ |
Đại trực tràng, thực quản |
Rau củ quả |
Khoang miệng, thực quản, phổi, dạ dày, đại trực tràng |
Canxi, cá, tỏi |
Đại trực tràng |
Selen |
Phổi, đại trực tràng, tiền liệt tuyến |
Folate |
Thực quản, tụy, đại trực tràng |
Những thực phẩm cần tránh
Đứng đầu danh sách những thực phẩm càng tránh xa càng tốt chính là các sản phẩm thịt chế biến sẵn như thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích... ước tính, mỗi ngày ăn 30g thực phẩm trên thì nguy cơ bị ung thư dạ dày tăng 15-38%. Các chất bảo quản, các nitrat và một số chất độc hại sinh ra trong quá trình chế biến - tác nhân gây ung thư hàng đầu là nguyên nhân chính khiến thực phẩm này cần bị tẩy chay.
Đứng thứ hai chính là thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như mỡ, thức ăn chiên rán. Không được dùng dầu mỡ đã dùng để chế biến thức ăn cũng cần hạn chế ăn thực phẩm chiên, nướng... vì ở nhiệt độ cao thực phẩm này sản sinh ra chất benzpiren gây ung thư. Ngoài ra, ăn nhiều chất béo sẽ dẫn đến béo phì mà béo phì làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, túi mật, thận, ruột già và ung thư vú đến 55% ở phụ nữ và 33% ở nam giới.
Ngoài ra, cần hạn chế các chất kích thích như ớt cay, hồ tiêu..., ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không ăn thức ăn bị mốc vì dễ gây ung thư gan - đây đều là các tác nhân gây ung thư, nhất là ung thư thực quản và dạ dày.
Yếu tố dinh dưỡng |
Ung thư |
Rượu, bia |
Khoang miệng, thực quản, gan, đại trực tràng, vú |
Chế độ ăn mặn |
Dạ dày, mũi họng |
Thịt đỏ |
Đại trực tràng |
Aflatoxin |
Gan |
Đồ nướng, đồ ăn nhanh |
Đại trực tràng, dạ dày |
Thừa cân, béo phì |
Thực quản, tiền liệt tuyến, đại trực tràng, vú, nội mạc tử cung |
Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng, một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao....sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là "cung cấp thêm chất đạm cho khối u" như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hơn thế nữa, nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Ăn uống lành mạnh tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Còn ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ đem lại cho người bệnh sức khoẻ để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề.
Lối sống 09:45 | 18/04/2019
Lối sống 19:59 | 24/03/2019
Lối sống 07:15 | 09/01/2019
Lối sống 04:20 | 26/12/2018
Lối sống 23:00 | 18/10/2018
Lối sống 00:00 | 24/08/2018
Lối sống 13:05 | 21/07/2018
Lối sống 07:00 | 21/07/2018