Sạc không dây cho điện thoại bằng sóng radio sẽ được trình làng tại CES 2020

Sạc không dây được cho là một trào lưu mới với người dùng điện thoại thời công nghệ. Điều này còn được dự báo sẽ nhiều tiện ích hơn khi tích hợp sạc không dây qua sóng radio sắp thành hiện thực.

Một startup mới mang tên Guru chuyên sản xuất thiết bị sạc điện thoại bằng sóng radio tầng số cao hiện cho biết đã và đang hoàn thiện sạc không dây thông qua sóng radio. 

Nếu điều này thành hiện thực, người dùng nay sẽ hoàn toàn tiện ích hơn khi có thể sạc không dây qua sóng milimet (mmWave) vốn đang được các nền tảng di động 5G sử dụng. 

Bên cạnh đó, các kỹ sư của hãng cũng đang tiếp tục nghiên cứu để kích thước của cục sạc này nhỏ gọn, nhằm đưa giá thành tốt hơn trong việc thương mại hóa dễ dàng trong tương lai.

Startup giới thiệu sạc không dây cho điện thoại bằng sóng radio - Ảnh 1.

Sạc không dây Guru. (Ảnh: The Verge).

Để mở đầu cho sản phẩm sạc không dây mới này, tại sự kiện CES 2020, Guru sẽ trình làng 3 mẫu sạc mà họ muốn phát triển hợp tác với các nhà sản xuất điện tử.

Mẫu thứ 1 là hệ thống sạc đặt trên bàn có thể sạc không dây cho bất kỳ sản phẩm điện tử nào trong khoảng cách vài chục centimet.

Mẫu thứ 2 có kích thước lớn hơn, khoảng viên gạch vuông với mục đích có thể sạc cho các thiết bị trong khuôn viên phòng.

Mẫu thứ 3 giống như một chú robot Roomba có thể di chuyển xung quanh nhà để sạc cho các thiết bị nhà thông minh.

Người đồng sáng lập kiêm CEO của Guru, Florian Bohn, nhấn mạnh rằng sóng radio của thiết bị này tuyệt đối an toàn với người dùng. Các loại sóng này không ion hóa và nó chỉ tập trung vào thiết bị điện tử cần sạc pin. 

Nếu bạn có ngồi chắn ngang thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình sạc. Ngoài ra, các loại sóng này được chứng nhận hẳn hoi như bao sóng radio khác.

Startup giới thiệu sạc không dây cho điện thoại bằng sóng radio - Ảnh 2.

Sạc không dây khác vẫn yêu cầu đặt thiết bị lên chúng mới có thể sử dụng được. (Ảnh minh họa: Basco).

Theo Bohn, Guru sử dụng mmWave, đây là sóng vô tuyến tần số cực cao nên cho phép độ chính xác cao. Bằng cách đó, bộ sạc của Guru có thể xác định thiết bị cần sạc và gửi một chùm sóng vô tuyến cục bộ để truyền điện năng theo cách vượt trội hơn nhiều so với sóng tần số thấp hơn.

Nhưng cải tiến đáng ghi nhận là công nghệ Smart RF Lensing, đã được cấp bằng sáng chế cho người đồng sáng lập khác của Guru là Ali Hajimiri. Công nghệ này giúp kiểm soát và điều khiển hướng đi của các chùm sóng khi truyền.

Trong thực tế, thậm chí Smart RF Lensing cho phép Guru gửi nhiều chùm năng lượng tới cả các thiết bị nhỏ. Điều này giúp cho Guru tự tin tuyên bố có thể sạc được cho bất kỳ loại thiết bị nào trong tương lai.

Vào thời điểm này, các thiết bị điện tử vẫn cần sự trợ giúp của thiết bị nhận (receiver) mới có thể tương thích với bộ sạc không dây này.

Tốc độ sạc vẫn chậm hơn so với sạc không dây chuẩn Qi và dĩ nhiên chưa thể so sánh với chuẩn sạc USB-C.

Hiện Guru đang cố gắng hợp tác với các công ty sản xuất điện tử khác để tích hợp chuẩn sạc mới của họ và nâng cao tốc độ sạc.

Không thể đòi hỏi quá nhiều ở một công nghệ mới, sự thành công bước đầu này sẽ là tiền đề cho một bước đột phá mới trong ngành năng lượng không dây.

Trong tương lai, công nghệ này hoàn thiện hơn sẽ giúp cho các smartphone không có bất kỳ cổng vật lý nào ra đời nhiều hơn.

Hoặc có thể một ngôi nhà giảm đáng kể dây điện từ các thiết bị điện tử và thay vào đó là các chú robot chạy quanh nhà để cung cấp năng lượng.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.