Sau vụ khăn lụa Khaisilk, phát hiện 3 cơ sở bán hàng không rõ nguồn gốc tại Vạn Phúc

Sau vụ khăn lụa Khaisilk, Chi cục QLTT vào cuộc và phát hiện nhiều cơ sở bán hàng tại làng lụa Vạn Phúc bán hàng không rõ nguồn gốc.

Mới đây, Chi cục QLTT Hà Nội đã có báo cáo gửi Cục QLTT (Bộ Công thương) về vụ việc Khaisilk và kết quả kiểm tra, kiểm soát mặt hàng lụa tơ tằm trên địa bàn Hà Nội.

Theo báo cáo của đội QLTT số 26, thực hiện chỉ đạo của Chi cục QLTT, đơn vị đã kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh mặt hàng khăn lụa tại làng Vạn Phúc, Hà Đông và phát hiện nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bước đầu, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính, tịch thu 18 chiếc áo lụa và 21 chiếc khăn lụa do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc đối với 3 cơ sở này.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, quá trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc, Chi cục QLTT phối hợp với chính quyền cơ sở và Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ để không bị ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của lụa Vạn Phúc.

tu vu khaisilk phat hien nhieu co so ban hang khong ro nguon goc tai lang van phuc
Lực lượng chức năng đã rà soát và kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc.

Trước đó, qua thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội về vụ việc một cửa hàng tại Hà Nội của hệ thống thuộc tập đoàn Khaislik bán khăn lụa tơ tằm cao cấp gắn 2 nhãn mác là “Khaisilk – made in Việt Nam” và “Khaisilk – made in China” lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội đã giao đội QLTT số 14 (Đoàn kiểm tra liên ngành số 1-BCDD389/TP) xác minh thông tin, tổ chức kiểm tra.

Bà Nguyễn Thu Nga là chủ cửa hàng này khai nhận hộ kinh doanh Khaisilk chuyên kinh doanh các mặt hàng lụa tơ tằm do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên do sơ suất trong khâu quản lý, khi nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10 nên nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn vuông lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc có xuất xứ “Made in China” và khâu, đính nhãn “Khaisilk - Made in Việt Nam” để bán cho khách hàng.

Tổng số hàng hóa cơ sở mua về và thay nhãn chỉ dẫn giả mạo xuất xứ là 60 chiếc. Cơ sở đã bán 4 chiếc cho khách hàng, vào giao nộp cho cơ quan chức năng 56 chiếc (tổng giá trị 36.064.000 đồng)

Trả lời báo chí bên ngoài hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, qua xem xét vụ vi phạm của Khaisilk, Bộ này nhận thấy đã đủ các yếu tố để cấu thành phạm pháp hình sự nên chuyển hồ sơ sang phòng cảnh sát kinh tế (PC46) Công an TP Hà Nội.

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.