![]() |
/// "Bất cứ khi nào có thời gian rảnh, cảm thấy thích thú một nơi nào, tôi sẽ tham khảo những bài review trên Google, xem maps và lên kế hoạch. Rồi cứ thế mà đi, dù cho đó là những nơi mình chưa từng đặt chân đến bao giờ thì cũng chẳng sao vì chỉ còn vài điểm nữa thôi là tôi có thể hoàn tất những điểm đến cuối cùng trên bản đồ Việt Nam". Mỗi điểm cực, mỗi cột mốc, mỗi đỉnh núi đã đi qua là một chặng đường xa xôi, khó khăn có, thử thách có nhưng điều đó không thể ngăn nổi "đam mê chinh phục của tuổi trẻ". Bởi vì chẳng có nơi nào là dễ dàng nên mỗi lần chinh phục, "tôi đều xem đó là một dấu ấn của thanh xuân.. và là những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời này! Tất cả đều xuất phát từ việc muốn đi và trải nghiệm." Với chuyến đi đến Kon Tum - Gia Lai này cũng vậy...! "Đơn giản khi còn trẻ, còn khỏe, đôi chân còn vững thì đừng ngại xách ba lô lên và đi". /// |
![]() |
/// Đó là những lời chia sẻ rất thật tâm từ Nhật Tân (Hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh). Một chàng trai trẻ, có đam mê rõ ràng và có chí hướng cụ thể cho chính cuộc đời mình. Mới đây, Nhật Tân đã có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ đến mảnh đất Gia Lai. Một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều thắng cảnh đẹp, có nền văn hóa bản địa đặc sắc với “không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ Sài Gòn để thuận tiện nhất bạn nên dành khoảng 2 ngày 3 đêm đủ thời gian dạo chơi ở nhiều điểm hẹn với thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành của vùng đất Tây Nguyên hoang sơ. Bạn sẽ tìm thấy những vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, những hình ảnh gần gũi, thân thương và những nếp sống truyền thống chân chất của người dân địa phương. /// |
![]() |
![]() |
/// Điểm đến đầu tiên được Nhật Tân nhắc đến là ngọn núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ chừng 20km. Nơi đây được biết đến là ngọn núi lửa dương đã ngừng hoạt động hàng triệu năm, ẩn mình giữa rừng xanh đại ngàn hùng vĩ. Điểm nhấn cho ngọn núi là sự hòa quyện của loài hoa rừng, cỏ dại. Mỗi mùa đến đây, bạn sẽ được cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau, nhưng đặc biệt nhất là vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 khi sắc vàng rực rỡ của loài hoa dã quỳ bung tỏa. /// /// Đường đến Chư Đăng Ya khá gập ghềnh và nhiều thử thách, phương tiện duy nhất là bạn chỉ có thể đi bằng xe máy men theo những con nước, qua một con đường cỏ cháy. Có thể nói đây là nơi bào sức nhiều nhất ở Gia Lai vì phải leo dốc thẳng đứng lên đỉnh núi lửa. Hướng dẫn đường đi: Từ trung tâm TP Pleiku, bạn men theo đường Phạm Văn Đồng, hướng đi Kontum, sau đó chạy thẳng khoảng 10km, nhìn tay phải thấy bảng chỉ dẫn (núi lửa Chư Đăng Ya ).Tiếp tục chạy khoảng 14km nữa là tới. /// |
![]() |
![]() |
/// Ở cái mảnh đất có cái nắng cái gió, có cà phê thơm lừng ngon hảo hạng của Tây Nguyên đã từng đôi lần khiến bao người phải ngẩn ngơ, mê đắm. Và cũng với rất nhiều người, câu hát “Tôi muốn nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy” của nhạc sĩ Nguyễn Cường cũng đã không còn trở nên xa lạ. Không phải vì nó nằm trong một bài hát nổi tiếng, mà bởi nó mang dáng dấp của vùng đất Tây Nguyên bạt ngàn gió với một nơi gọi là Hồ T'Nưng mênh mông. /// /// Biển Hồ hay còn được gọi là Hồ T'Nưng là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14, trên cao nguyên địa hình bằng phẳng cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Đây chính là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, với diện tích mặt nước là 240ha, độ sâu trung bình 16 - 19m, nơi sâu nhất có thể tới 40m. Một điều đặc biệt khiến nhiều người cảm thấy kỳ thú ở nơi đây chính là thiên nhiên Tây Nguyên dẫu có khắc nghiệt hay nắng hạn đến đâu nhưng nước ở hồ chưa bao giờ cạn. Bạn có thể leo lên đài vọng cảnh để chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của Biển Hồ. Tuy nhiên, nếu muốn có những góc nhìn khác lạ, bạn có thể rẽ xuống con đường nhỏ bên trái đài vọng cảnh hoặc đi vào phía bên kia Biển Hồ, còn gọi là Biển Hồ Chè vì khu vực này chuyên trồng chè để nhìn ngắm Biển Hồ bên cạnh những đồi chè hoặc những thửa ruộng bậc thang hút tầm mắt. Từ Trung tâm thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đi về hướng Kon Tum khoảng 7 km, đến ngã ba (Quốc lộ 14) thì rẽ về bên phải khoảng 1 km nhìn thấy biển chỉ dẫn, tiếp tục rẽ trái đi sâu xuống thêm 500 mét, vượt qua một rừng thông, bạn sẽ đặt chân đến Hồ T'Nưng. /// |
![]() |
![]() |
/// Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn được biết đến là chính tòa Kon Tum, giữ vai trò là một nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, gần ngã 3 Nguyễn Huệ - Lý Tự Trọng. Một trong những nét độc đáo của nhà thờ gỗ chính là nét kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na, mang đến sự kết hợp hài hòa đầy ấn tượng giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam với tông màu gỗ nâu trầm. Đặc biệt nhà thờ đã có niên đại hơn 100 tuổi. Trong khuôn viên nhà thờ còn trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, các cơ sở may, dệt thổ cẩm... Đến Kon Tum ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ độc đáo của nhà thờ gỗ bạn còn có thể thưởng thức những món ăn đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên như cơm lam, gỏi lá, gà nướng măng đen với ché rượu cần nồng nàn hương sắc núi rừng. |
![]() |
![]() |
/// Được xây dựng vào năm 1935 và hoàn thành vào năm 1938. Chủng viện còn được biết đến với tên gọi khác là Tòa giám mục Kon Tum, tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn, bốn phía được bao bọc bởi những bức tường cao, mặt chính nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum. Chủng viện mang dáng vẻ yên bình, tĩnh lặng như chính nhịp sống của người bản địa Kon Tum. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước trên con đường và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của hoa sứ, hoa ngọc lan. /// |
![]() |
![]() |
/// Chinh phục cột mốc Đông Dương – Biên giới chung của 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia là một trong những mục đích quan trọng nhất của chuyến đi này.Vì khi đứng trước cột mốc đặc biệt này, phía sau lưng là Việt Nam, bên tay trái là Campuchia và bên phải là Lào, niềm hạnh phúc dâng lên một cách rất khó tả. Đây là nơi mọi người vẫn truyền tai nhau về câu chuyện một con gà gáy, cả 3 nước cùng nghe. Nơi đây luôn có một sức hút mạnh mẽ với với những người thích du lịch đến khám phá trải nghiệm những điều thú vị. Cột mốc làm bằng đá hoa cương, có hình trụ tam giác, mỗi mặt quay về hướng quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng. Để tới được đây, bạn sẽ phải trải qua một hành trình với những con đường quanh co dưới cái nắng chói chang của Tây Nguyên. Đi từ thành phố Kom Tum theo đường quốc lộ 14E về phía Tây Bắc khoảng 80km là tới cửa khẩu Bờ Y hay còn gọi là Ngã ba Đông Dương, nơi có cột mốc biên giới giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Khi đến Cửa khẩu bạn sẽ phải xin phép các bộ đội biên phòng để tiếp tục được lên cột mốc. Có thể chinh phục Ngã ba Đông Dương và trở về Kon Tum trong ngày. /// |
![]() |
Du lịch 06:27 | 30/09/2019
Thời sự 09:49 | 31/05/2019
Thời sự 02:08 | 25/02/2019
Thời sự 03:15 | 10/12/2018
Thời sự 02:58 | 01/12/2018
Thời sự 05:06 | 25/10/2018
Pháp luật 03:39 | 05/10/2018
Pháp luật 13:44 | 04/10/2018