Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa qua đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu phát triển tổng quát là phấn đấu đến năm 2030 Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.
Cùng với đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm.
Đối với tỉnh Bình Định, mục tiêu đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế.
Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Theo VnExpress, ngày 16/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã trao đổi công hàm cho khoản vay ODA có ràng buộc (STEP) lần 4 của Nhật Bản, tài trợ dự án "Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên".
Khoản vay lần thứ 4 trị giá 41,2 tỷ Yên tương đương khoảng 7.000 tỷ đồng (ba khoản vay trước vào các năm 2007, 2012 và 2016) được Nhật Bản cam kết tài trợ cho dự án, nhằm bổ sung nguồn vốn, góp phần hoàn thành tuyến Metro.
Theo VnExpress, ngày 16/12, công trình cầu Long Đại được Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng khu vực TP Thủ Đức (chủ đầu tư) khánh thành sau 6 năm triển khai. Cầu Long Đại tổng chiều dài 765 m, rộng 14 m, 4 làn xe, nối hai phường Long Bình với Long Phước, TP Thủ Đức.
Ngoài dự án trên, mới đây nhiều công trình giao thông trọng điểm khác ở TP Thủ Đức cũng mới được khởi động lại sau thời gian ngưng trệ do vướng mặt bằng, như cầu Tăng Long, Nam Lý. Địa phương cũng đang đẩy nhanh các thủ tục đền bù để triển khai các công trình cầu Ông Nhiêu, Ông Bồn.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua đã lập một báo cáo liên quan đến dự án đường vành đai 4 đoạn từ huyện Bình Xuyên đến huyện Vĩnh Tường (giai đoạn 2). Tuyến đường này có tổng chiều dài khoảng 18,2 km, tổng mức đầu tư của dự án là gần 1.844 tỷ đồng.
Về tiến độ, dự kiến quý IV năm nay dự án sẽ hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi; giai đoạn quý I - quý II/2024 duyệt thiết kế bản vẽ thi công; quý I/2024 - quý IV/2024 triển khai giải phóng mặt bằng; quý III/2024 lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công; hoàn thành dự án vào năm 2028.
Ngày 19/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.
Theo Quyết định, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 7.496 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Theo kế hoạch trước đây, giai đoạn 1, cao tốc Cao Lãnh được đầu tư với quy mô phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m. Tổng mức đầu tư gần 5.900 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đã tăng gần 1.600 tỷ đồng.
Theo Vnexpress, chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển đảo Phú Quốc được HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua tại kỳ họp thứ 19 mới đây, với mục tiêu chỉnh trang đô thị, kết nối phía nam và phía bắc sông Dương Đông, tạo các khu dân cư, dịch vụ, thương mại ở đảo.
Đường ven biển phía tây Phú Quốc dài 4 km từ sông Dương Đông đến xã Cửa Cạn, gồm 6 làn xe, kè chắn sóng, hình thành bãi tắm công cộng phục vụ du khách. Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 3.200 tỷ đồng.
Ngày 18/12, HĐND tỉnh khóa VIII tổ chức Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét thông qua các nghị quyết liên quan chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển tỉnh, đoạn kết nối huyện Tuy An - TP Tuy Hòa (giai đoạn 1).
Dự án có tổng chiều dài khoảng 14,7 km, quy mô đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, nền đường rộng 42 m; gồm hai đơn nguyên cầu, mỗi cầu rộng 16m. Tổng vốn đầu tư dự án là 2.228 tỷ đồng.Thời gian chuẩn bị đầu tư năm 2023 - 2024; thời gian thực hiện đầu tư năm 2024 - 2028.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hoà vừa lập một báo cáo liên quan đến đường giao thông từ quốc lộ 27C đến ĐT 656 , kết nối Khánh Hoà với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Đường giao thông từ quốc lộ 27C đến ĐT 656 có tổng chiều dài khoảng 56,9 km, trong đó đoạn qua huyện Khánh Vĩnh dài hơn 29 km và đoạn qua Khánh Sơn dài gần 28 km. Tổng mức đầu tư của toàn tuyến là 1.930 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Về tiến độ, dự kiến quý II/2024 sẽ bắt đầu khởi công và giải phóng mặt bằng, thi công đến quý III/2028; quý IV/2028 sẽ hoàn thành dự án.
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 21/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 14/12/2024
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024