Thứ trưởng Giao thông Vận tải tiết lộ nguồn tiền để Nhà nước mua lại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sau 3 năm cổ phần

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết việc Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ mua lại ACV sau 3 năm cổ phần hóa nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng cho hoạt động hàng không, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp không bị giới hạn trong việc thực hiện các dự án.
thoai-von-khung-tai-acv1512694481

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, khi chủ trương Nhà nước mua lại ACV được duyệt mới có chủ trương thu gom lại cổ phần. (Ảnh: Báo Đầu tư).

Tại buổi họp báo thường kì Chính phủ tháng 8 diễn ra chiều nay, 4/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã thông tin xoay quanh việc Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng mua lại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), sau 3 năm cổ phần hóa.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trước thời điểm cổ phần hóa, ngày 1/4/2016, công tác quản lí, khai thác, sửa chữa tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất đều do ACV hạch toán.

Tuy nhiên sau cổ phần hóa, liên quan đến vấn đề an ninh, những khu bay như đường băng, đường lăn thuộc tài sản Nhà nước, nên Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp.

Giai đoạn 2016-2020 là thời điểm giao thời và nguồn kinh phí eo hẹp, nên việc sửa chữa các sân bay không được phân bổ kinh phí.

Đến đầu 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 44 về quản lí tài sản hàng không, giao Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng phương án bàn giao tài sản hàng không.

nguyen-ngoc-dong

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng việc mua lại ACV nhằm đảm bảo tối đa an ninh quốc phòng. (Ảnh: VGP).

Thứ trưởng Đông cho biết hồi tháng 7/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng và vẫn kiến nghị giao ACV tài sản khu bay trong giai đoạn 2020-2025, sau đó sẽ tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế lâu dài hơn theo hình thức nhượng quyền đối với khu bay.

Tuy nhiên theo Thứ trưởng Đông, hiện đề xuất vẫn chưa được duyệt. Trước mắt, ACV vẫn quản lí, khai thác và vẫn đang sữa chữa, khắc phục để đảm bảo an toàn bay.

Về việc kiến nghị Nhà nước mua lại ACV, Thứ trưởng T Nguyễn Ngọc Đông cho rằng kiến nghị này nhằm tạo điều kiện đảm bảo cao nhất về an ninh quốc phòng cho hoạt động hàng không. 

Theo đó, Bộ kiến nghị xem xét lộ trình mua lại cổ phần do các cổ đông ngoài nhà nước nắm giữ tại ACV sau cổ phần hóa.

"Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những đề xuất, nếu được thông qua đề án tổng thể này mới có lộ trình mua gom hay sử dụng vốn mua cổ phần từ đâu", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

69306026_10214700666736986_5525394131163021312_n

Đường băng sân bay Nội Bài phải đóng cửa để sửa chữa khẩn cấp trong tháng 9. (Ảnh: VGP).

Ông Đông nói việc mua lại ACV còn giúp thực hiện được các dự án trong tương lai.

Các dự án cấp thiết nhất phải kể đến là đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Bởi hiện các sân bay này đang xuống cấp trầm trọng như thông tin báo chí phản ánh gần đây.

Trong khi đó, sau cổ phần hóa, việc bảo trì, đầu tư, nâng cấp hạ tầng khu bay lại gặp rất nhiều khó khăn, do Nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn trung hạn 2016-2020 cho bảo trì, cũng như vốn nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng hàng không.

Vì vậy, Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng giao ACV quản lí, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do nhà nước đầu tư, quản lí, không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2025. 

Sau thời hạn trên, Bộ sẽ tổng kết đánh giá, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc chuyển tài sản, kết cấu hạ tầng hàng không cho cơ quan quản lí nhà nước về hàng không quản lí, sử dụng.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.