Samsung S10 và Note 10 vì lỗ hổng bảo mật, nhiều tổ chức tín dụng khuyến cáo ngưng giao dịch
Tin công nghệ mới nhất tiêu điểm là phương thức bảo mật vân tay trên điện thoại Samsung cao cấp bao gồm Galaxy S10, Galaxy S10+, Galaxy S10 5G, Note 10, Note 10+ và Tab S6 đã dính lỗ hổng và hiện nhiều tổ chức tín dụng đã ngừng giao dịch.
Tại Anh, NatWest và Nationwide Building Society đã cấm người dùng dùng vân tay để xác thực thanh toán do lo ngại bảo mật.
Theo Reuters, các ngân hàng Trung Quốc hiện đã ngưng giao dịch với các khoản thanh toán bằng vân tay từ một số thiết bị của Samsung.
Song song đó, ứng dụng xác minh thanh toán bằng vân tay của Alipay đã tạm thời bị ngưng liên kết do liên quan đến bảo mật trên điện thoại Samsung.
Lỗ hổng được các chuyên gia đánh giá là nghiêm trọng lần này được cho là ảnh hưởng đến người dùng toàn thế giới rất nhiều, phần nào khiến thương hiệu Samsung bị vạ lây.
Đến thời điểm hiện tại, Samsung cho rằng đã có bản vá nhưng chưa có thời điểm phát hành đến người dùng.
Viễn thông Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà mạng châu Âu mới từ 2020?
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến có hiệu lực từ 2020 sẽ khiến thị trường viễn thông thêm dậy sóng với các nhà mạng quốc tế.
Một trong các nguyên tắc chung là Việt Nam sẽ chấp nhận mở cửa thị trường viễn thông khi tham gia vào EVFTA. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết bình đẳng giữa các nhà đầu tư và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đến từ EU.
Hiện rất nhiều dịch vụ viễn thông thuộc nhóm cơ bản được cho là nằm trong nguyên tắc chung của EVFTA, dự báo mở ra cuộc cạnh tranh mạnh không chỉ về thoại, mà còn các dịch vụ hạ tầng, giá trị gia tăng kể từ năm 2020.
Thị trường viễn thông Việt Nam hiện có 6 đơn vị cung cấp dịch vụ di động, bao gồm MobiFone, Viettel, VinaPhone, Gtel, Vietnamobile và nhà mạng ảo Itelecom. Với dân số trẻ và dịch vụ chuyển mạng giữ số đã cung cấp, rất có thể sẽ có thêm cuộc cạnh tranh mạnh mẽ được dự báo diễn ra từ 2020.
Công nghệ 3D ứng dụng mạnh vào đời sống cho cả in ấn, sinh trắc học
Công nghệ 3D đang dần đẩy mạnh ứng dụng trong đời sống khi ngày càng có nhiều công ty áp dụng cung cấp cho người dùng.
Theo một công ty thiết kế tại Anh cho biết, đơn hàng hiện bao gồm rất nhiều thứ cho cả giày, khuôn đúc, kiểu mẫu... Các công nghệ 3D được ứng dụng bao gồm cả in ấn 3D, quét 3D, và cả ứng dụng trong sinh trắc học.
Nhờ sử dụng quang trắc, nên việc in hình họa 3D nay dễ dàng và chính xác hơn cho cả nhân vật ngoài đời thật. Đây cũng là cách mà nhiều nhà sáng tạo phim hoạt hình đang làm cho cả giải trí game.
Không chỉ là in ấn 3D, các công ty công nghệ cũng đẩy mạnh tiện ích này vào ứng dụng bản đồ với góc nhìn rộng thông qua dữ liệu từ các máy bay không người lái.
Thậm chí, nhiều công ty du lịch cũng đẩy mạnh du lịch 3D với kính VR/AR để giới thiệu tour theo cách sinh động nhất cho khách hàng.
Điện thoại 3 màn hình bất ngờ xuất hiện
Mô hình điện thoại 3 màn hình với 2 bản lề đang khiến cho thiết kế gập 2 có thể trở nên lỗi thời khi chỉ vừa giới thiệu và bán gần đây.
Theo CNET, mẫu điện thoại gập với kích thước màn hình mở rộng cùng thiết kế khác lạ vừa bất ngờ được hãng TCL giới thiệu, đồn đoán sẽ là xu hướng tương lai của công nghệ smartphone cao cấp.
Thay cho kiểu gập vào của Galaxy Fold hoặc ngược lại như Huawei Mate X, chiếc điện thoại siêu lạ của TCL gập thành 3 phần với màn hình mở rộng đến 10 inch và được xem là lớn nhất từ trước đến nay, tương đương 1 chiếc tablet cao cấp hiện giờ.
Trên mô hình được TCL giới thiệu, hãng cho biết hiện chưa có tên cũng như giá và mục tiêu cụ thể cho sản phẩm này, nhưng ý tưởng gập kép khá lạ hứa hẹn sẽ khiến nhiều hãng vì cạnh tranh mà lao vào nghiên cứu.
Mô hình điện thoại gập 3 của TCL cũng ghi điểm với 4 camera ở mặt sau, khiến thiết bị có thể trở thành một điện thoại chụp hình chất lượng khá khi đọ sức trên thị trường.
Du thuyền siêu sang chạy bằng công nghệ năng lượng khí hydro
Công nghệ năng lượng khí hydro vừa được một công ty Hà Lan phát triển trên mô hình du thuyền siêu sang với điểm nhấn thân thiện với môi trường.
Nhờ năng lượng từ công nghệ hydro và pin nhiên liệu lỏng, du thuyền siêu sang này có thể hoạt động tốt với tốc độ tối đa 17 hải lý/giờ, bên cạnh là các vận hành liên quan như bể bơi vô cực, sân bay trực thăng, spa...
Theo nhà thiết kế dự án Sander Sinot, thách thức gặp phải khi phát triển du thuyền siêu sang chính là kết hợp nguyên tử hydro và nhiên liệu lỏng hoạt động cùng nhau để mang đến sự đột phá không chỉ về công nghệ mà còn cả thiết kế và thẩm mỹ.
Mặc dù dự án hiện chỉ là mô hình ý tưởng, nhưng theo nhà thiết kế, điều này sẽ giúp cho nhiều hãng tàu kinh doanh dịch vụ siêu sang có thể nhìn ra mô hình mới để phát triển thêm, cũng như tiên phong để phát triển nhiều dịch vụ hơn với mô hình tất cả trong một này.