Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ doanh nghiệp nhà máy cồn khẩn trương có phương án khắc phục sự cố tràn dầu fusel, tuyệt đối không để dầu tràn ra ngoài, xử lí triệt để mùi hôi, tuyệt đối không để xảy ra cháy nổ, bao gồm cả việc xử lí an toàn đối với 9.000 m3 dịch tồn hiện nay.
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân (đóng ở thôn Nam Phước, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc).
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu nhà máy cồn phải phối hợp với UBND xã Đại Tân, Phòng TN&MT huyện Đại Lộc rà soát khu vực dân cư bị ảnh hưởng nguồn nước, khẩn trương thực hiện hỗ trợ, cung cấp nước sinh hoạt và nước uống cho người dân.
Đối với việc người dân dựng lều ngăn cản hoạt động của nhà máy cồn, tỉnh Quảng Nam đề nghị các hộ dân khẩn trương hợp tác với công ty, chính quyền địa phương và các Sở, ban, ngành trong việc khắc phục sự cố.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng ra "tối hậu thư", nếu nhà máy cồn để xảy ra sự cố tương tự thì phải tự nguyện đóng cửa, không hoạt động cho đến khi hoàn thành việc di dời dân đến nơi ở mới.
Người dân tố cáo nhà máy cồn Ethanol Đại Tân lợi dụng trời mưa xả thải đen ngòm ra môi trường bên ngoài. (Ảnh: Người dân cung cấp).
Chúng tôi đã đưa tin, chiều 25/9, Phòng TN&MT huyện Đại Lộc tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân thôn Nam Phước, tố cáo nhà máy cồn Ethanol Đại Tân lợi dụng trời mưa xả thải đen ngòm ra môi trường bên ngoài.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận dòng nước chảy từ trong khu vực nhà máy và có màu đục ngầu. Phía lãnh đạo nhà máy khẳng định là nước mưa, trong khi người dân cho rằng đó là nước thải vì khi xả ra ngoài, nước bốc mùi hôi thối.
Từ đêm 18/9, những người sống gần nhà máy cồn Ethanol Đại Tân bị đánh thức bởi mùi hôi nồng nặc. Họ kéo đến nhà máy, dựng lều trước cổng để chặn các xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy. Người trong thôn cắt cử nhau luân phiên túc trực, nấu ăn tại chỗ với quyết tâm ngăn nhà máy hoạt động.
Nhà máy cồn Đại Tân thuộc Công ty Cổ phần Đồng Xanh với tổng vốn đầu tư trên 600 tỉ đồng, xây dựng năm 2010 tại thôn Nam Phước, xã Đại Tân. Tháng 11/2012, nhà máy tạm dừng hoạt động do làm ăn thua lỗ và gặp khó khăn về vốn.
Đến tháng 3/2015, Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Tùng Lâm mua lại toàn bộ nhà máy này. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy bị người dân dựng lều phản đối nhiều lần vì để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Đô thị 20:10 | 12/07/2020
Đô thị 20:07 | 12/07/2020
Nhà đất 12:15 | 06/07/2020
Nhà đất 06:50 | 05/07/2020
Nhà đất 07:22 | 03/07/2020
Đô thị 06:58 | 01/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020