Phạm Công Danh sau khi kết thúc phiên tòa ngày 15/1. Ảnh: Ngọc Hoa |
“Bị cáo không phải đồng phạm với Phạm Công Danh”
Trong phiên tòa sáng 15/1, HĐXX tiếp tục mời các luật sư tham gia phần xét hỏi để làm rõ gói tín dụng gần 4.700 tỷ đồng mà Phạm Công Danh đã sử dụng 12 công ty vay vốn tại BIDV.
Tham gia xét hỏi tại phiên tòa, luật sư Lê Thị Bích Chi hỏi bị cáo Trần Hiệp (Nguyên Thành viên HĐQT VNCB đồng thời là GĐ Công ty Phong Hiệp) về việc vì sao lại thay đổi chữ ký?
Trả lời luật sư Chi, bị cáo Hiệp cho biết, việc thay đổi chữ ký là theo sở thích, thay đổi có ý thức chứ không phải để che dấu, nhằm qua mặt các nhân viên BIDV để được xét duyệt hồ sơ vay vồn.
Bị cáo Hiệp cũng cho biết, bị cáo không hề đến BIDV chi nhánh Gia Định để liên hệ trực tiếp hợp đồng vay vốn số tiền 4.700 tỷ đồng. Theo đó, bị cáo chỉ có Viễn ký vào hợp đồng.
Trái ngược với lời khai của bị cáo Hiệp, bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên trưởng phòng Khách hàng BIDV) lại khẳng định rằng, Trần Hiệp có đến chi nhánh để làm hồ sơ vay tiền.
“Khi ông Hiệp đến, tôi còn nói ông Hiệp đưa chứng minh nhân dân để so sánh thông tin trong CMND với hồ sơ vay tiền có phải là một người hay không. Thời điểm đó, tôi và các nhân viên tại BIDV Gia Định hoàn toàn không biết ông Trần Hiệp là thành viên HĐQT của VNCB”, bị cáo Sơn khẳng định.
Ngoài ra, bị cáo Sơn cho rằng, quá trình bị cáo tiếp nhận văn bản của Hội sở chuyển về và có hồ sơ của Công ty Phong Hiệp, bị cáo đã tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đúng quy định. Việc vay vốn của Công ty Phong Hiệp, BIDV thực hiện đúng quy trình tín dụng như đối với một khách hàng bình thường, không có trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, bị cáo Sơn cũng nhận sai sót trong quá trình như: thiếu điều tra khách hàng và báo cáo tài chính.
Sơn khai rằng không biết trong HĐQT trị của VNCB có 1 người tên là Trần Hiệp, vì khi xem báo cáo chỉ để ý đến những nội dung chính như số tiền bảo đảm và người ký đứng ra bảo đảm. Sau khi phía cơ quan điều tra nói ông Trần Hiệp vừa là giám đốc của Công ty Phong Hiệp, vừa là Thành viên HĐQT VNCB thì bị cáo có xem lại nhưng không có bất kì thông tin gì nói hai người này là một ngoài trừ cái tên Trần Hiệp. Đồng thời, chữ ký của ông Trần Hiệp cũng thay đổi nên bị cáo không nhận ra.
Bị cáo Sơn nói bản thân không được hưởng lợi gì từ việc xét cho VNCB vay tại BIDV và bị cáo đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình nên không phạm tội cố ý gây trái.
“Bản thân bị cáo đã làm đúng trách nhiệm của mình, bị cáo cũng không được hưởng lợi trong việc nay. Mong HĐXX xem xét, bị cáo không phạm vào tội cố ý gây trái. Bị cáo không phải đồng phạm với Phạm Công Danh”, Sơn trình bày.
Liên quan đến số tiền 4.5000 tỷ đồng mà Phạm Công Danh và các thuộc cấp nhiều lần khai nhận là tiền tăng vốn điều lệ cho VNCB, trong phiên tòa sáng nay, các luật sư có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này.
Bị cáo Phan Thành Mai (Nguyên TGĐ VNCB) khi được hỏi về số tiền này đã cho rằng, số tiền 4.500 tỷ đồng là tiền tăng vốn điều lệ, đã hòa vào dòng tiền chung của ngân hàng, được sử dụng vào các phí và các mục đích của ngân hàng. Theo bị cáo Mai, số tiền này không mất đi mà hạch toán vào nợ phải trả.
Bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Trưởng ban kiểm soát VNCB) cũng khẳng định, số tiền tăng vốn điều lệ đang “treo” tại CB và đề nghị HĐXX thu hồi để khách phục thiệt hại.
Tuy nhiên, phía đại diện CB cho rằng, không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả. Số tiền 4.500 tỷ đồng trước đó đã thanh toán vào tăng vốn điều lệ, tiền đó theo số liệu của chúng tôi thì việc xin phép chưa được NHNN chấp nhận.
Đại diện CB cho biết them, toàn bộ số tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh sử dụng 12 công ty vay vốn của BIDV, sau khi chuyển về VNCB thì đã hòa vào tiền chung. Hiện tại đã sử dụng hết trước ngày 5/3/2015, còn chính xác thời điểm nào sử dụng hết thì không thể xác định được.
Số tiền 4.500 tỷ đồng không có căn cứ thu hồi…
Để tiếp tục làm rõ số tiền 4.500 tỷ đồng, HĐXX cho mời đại diện Giám định NHNN đến tham dự phiên tòa. Trả lời câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài về việc VNCB tăng vốn điều lệ thêm 4.500 tỷ đồng, ông Hồ Văn Bình, (đại diện Giám định NHNN) cho biết, trong quá trình tiến hành, trưng cầu giám định, cơ quan giám định đã ban hành 5 kết luận giám định kể cả bổ sung nhưng không bao gồm nội dung, hồ sơ về tăng vốn điều lệ.
Trình bày tại tòa, đại diện Giám định NHNN khẳng định, việc VNCB dùng tiền gửi thị trường liên ngân hàng để cầm cố, bảo lãnh là phù hợp với pháp luật, quy định của NHNN nhưng lại không báo cáo với tổ giám sát. Ông cũng cho biết việc 3 ngân hàng đã siết nợ trên tài khoản tiền gửi khi các công ty không có khả năng trả nợ là đúng quy định.
Đại diện Cơ quan điều tra. Ảnh: Ngọc Hoa |
Cũng tại phiên tòa, bà Tăng Thị Nga (điều tra viên cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) cho biết, quá trình điều tra xác định, số tiền 4.500 tỉ đồng mà Phạm Công Danh và đồng phạm chuyển vào VNCB nhằm để tăng vốn điều lệ, số tiền này đã hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng và đã sử dụng cho mục đích của ngân hàng
Theo đại diện Cơ quan điều tra, việc giảm thiệt hại cho các bị cáo bằng cách thu hồi số tiền nàychỉ thực hiện được khi dòng tiền còn ở VNCB. Tuy nhiên, điều tra xác định dòng tiền 4,500 tỷ đồng này đã hòa chung nên Cơ quan điều tra không có căn cứ thu để khắc phục hậu quả của vụ án.
Trong phiên tòa ngày 15/1, các luật sư có đặt 1 số câu hỏi liên quan đến số tiền 4.500 tỷ đồng đối với đại diện CB, nhưng đại diện CB cho rằng, những câu hỏi này quá gấp nên xin phép sẽ trả lời trước HĐXX vào chiều mai (16/1).
Để đúng tiến độ của vụ án, HĐXX quyết định chuyển sang xét hỏi, làm rõ khoản vay gần 1.700 tỷ đồng tại TPBank mà Phạm Công Danh đã dùng hình thức ủy thác qua Công ty Qũy Lộc Việt.
Tại tòa, bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên PGĐ phục trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, bị cáo Quyết khai rằng, bị cáo chỉ thực hiện 4 hồ sơ bảo lãnh, kí tên trên 4 biên bản họp tín dụng đầu tư. Còn về 7 hồ sơ cầm cố như các ngân hàng thì bị cáo không thực hiện. Sau khi trình bày, bị cáo Quyết mong HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Đinh Việt Cường (nguyên GĐ Khổi KHDN TPBank) thừa nhận mình là người đề xuất đưa công ty này mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh tại TPBank và chỉ giới thiệu duy nhất công ty Thịnh Phát, các công ty khác do quỹ Lộc Việt giới thiệu. Còn việc phê duyệt cho vay là do Uỷ ban tín dụng,
Bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó giám đốc khối KHDN, Giám đốc Trung tâm kỉnh doanh Hội sở TPBank), bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Kiểm soát viên định giá công ty Thịnh Phát) đều thừa nhận hành vi sai phạm của mình và mong HĐXX xem xét.
Về hành vi nhận ủy thác đầu tư, bị cáo Nguyễn Việt Hà (TGĐ công ty Qũy Lộc Việt) thừa nhận, về nguyên tắc phát hành trái phiếu thì trải qua nhiều thủ tục, bị cáo chủ quan nên trước khi quyết định đầu tư trái phiếu của Thiên Thanh và Trung Dung thì bị cáo không tìm tính pháp lý của việc này.
Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 15/1: Ông Danh nhận hành vi của mình là sai
Chiều 15/1. Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử ... |
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018