Phạm Công Danh giai đoạn 2. Ảnh: Ngọc Hoa |
HĐXX từ chối yêu cầu bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của luật sư đối với ông Trần Bắc Hà
Mở đầu phiên tòa ngày 16/1, chủ tọa Phạm Lương Toản cho biết, trước khi tiếp tục thẩm vấn về gói tín dụng 1.700 tỷ đồng, thì HĐXX thông báo đến VKS, luật sư và những người đang có mặt tại phiên tòa biết, sáng nay người đại diện của Trần Bắc Hà là ông Nguyễn Hồng Dân đã đến TAND TP HCM.
Theo đó, ông Dân đã nộp một số giấy tờ, hồ sơ chứng minh ông Hà đang điều trị bệnh ung thư gan tại Singapore. Tất cả tài liệu này đều có dấu hợp thức hóa Lãnh sự quán Việt Nam tại Singapore và cho thấy, ông Hà đã nhập cảnh vào Singapore ngày 7/1.
Ngoài ra, HĐXX cũng nhận được đơn của luật sư Trần Hải Đức giới thiệu một luật sư khác để tham gia bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho ông Trần bắc Hà khi ông Hà không tham gia được phiên tòa.
Tiếp tục phiên tòa, HĐXX tiến hành xét hỏi các bị cáo và những người liên quan về khoản vay gần 1.700 tỷ đồng tại TPBank của Phạm Công Danh và các bị cáo.
Khi được HĐXX xét hỏi, các bị cáo là các giám đốc của 11 công ty mà Phạm Công Danh đã mượn pháp nhân để vay vốn tại TPBank đồng thừa loạt thừa nhận hành vi sai phạm của mình.
Các bị cáo cho rằng, do chủ quan và tin tưởng bạn bè, cấp trên nên đã chấp nhận ký các hồ sơ vay vốn tại TPBank. Khi ký các giấy tờ vay vốn, các bị cáo đều không biết rõ nội dung trong các bản hợp đồng.
Về việc đầu tư trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung, các bị cáo khai cỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên cứ không biết thực hiện nhằm mục đích gì.
Bị cáo Phạm Hoài Thanh (PGĐ Công ty Thạch Hà) cho biết, bị cáo được ủy quyền ký hồ sơ vay vốn của công ty Thạch Hà. Quá trình ký mượn tiền của TPBank và chuyển tiền đầu tư trái phiếu tại Thiên Thanh, bị cáo đều làm theo chỉ đạo của anh Nguyễn Việt Hà. Bị cáo Thanh thừa nhận không có rõ về nghiệp vụ trái phiếu và mặt pháp lý. Thời điểm đó bị cáo không nhận ra mình vi phạm pháp luật.
Bị cáo Vũ Viết Minh Quân (nguyên GĐ Công ty Minh Quang) khai tại tòa, bị cáo không liên hệ, không biết VNCB làm sao có thể cố ý làm thiệt hại cho VNCB. Trong hồ sơ mà bị cáo ký không có nêu VNCB, ông cũng không biết VNCB bảo lãnh, cũng không tìm hiểu Tập đoàn Thiên Thanh. Do đó, ông đề nghị HĐXX xem xét làm rõ vấn đề này.
Bị cáo Trần Văn Bình (nguyên TGĐ Công ty Trung Dung) khai được ông Danh chỉ đạo làm Tổng giám đốc. Bị cáo thừa nhận nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh đưa gì thì ký đấy, không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội.
Cũng tại phiên tòa, bị cáo Đỗ Việt Bun (Nguyên trưởng nhóm KHDN trung tâm kinh doanh hội sở TPBank, GĐ Công ty CP Thương mại Khôi Nguyên Phát) thừa nhận sơ sót khi không tìm hiểu kỹ về tập đoàn Thiên Thanh, đầu tư trái phiếu mà không biết là trái quy định pháp luật.
Sau khi xét hỏi xong các bị cáo liên quan đến số tiền vay gần 1.700 tỷ đồng tại TPBank, HĐXX tiếp tục mời đại diện NHNN về khoản 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ. Trình bày tại tòa, NHNN thừa nhận có cuộc họp giữa VNCB, đại diện NHNN về việc tăng vốn. NHNN xác định có tổ chức cuộc họp nhưng thời gian khác và không có biên bản hợp như lời khai của bị cáo Mai.
Khoản tiền 4.500 tỷ đồng giờ ở đâu?
Trong phiên tòa chiều 16/1, HĐXX mời các luật sư tham gia phần xét hỏi đối với đại diện CB để làm rõ số tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh và các đồng phạm đã chuyển vào VNCB tăng vốn điều lệ.
Luật sư Nông Thị Huyền Trang hỏi đại diện CB: Số tiền 4.500 đã hòa chung vào dòng tiền chung của ngân hàng thì hiện nay nó ở đâu?
Theo đại diện CB, số tiền này nằm trong tài khoản tiền gửi của VNCB tại NHNN. Tuy nhiên, từ 14/2/2014 số dư tiền gửi tại ngân hàng là 1220,84 tỷ đồng. Đến ngày 26/7/2014 thì số tiền dư là 526,1 tỷ đồng. Chệnh lệch 694,74 tỷ đồng. Từ ngày 14/2- 26/7/2014, có 80.000 tỷ rút ra, trong đó có số tiền 4.500 tỷ đồng. Tổng số phát sinh ghi nợ thời điểm đó là hơn 81.000 tỷ Tính số dư tài khoản tiền gửi của VNCB tại thời điểm đó là âm hơn 694 nên đã sử dụng hết.
Từ số liệu trên, đại diện CB thừa nhận, số tiền 4.500 tỷ đồng do VNCB sử dụng, không phải cá nhân Phạm Công Danh và đồng phạm sử dụng. Đồng thời, đại diện CB cũng cho biết, trong số tiền 13.000 tỷ đồng tiền gửi có khoản tiền 4.500 tỷ đồng.
Đại diện CB tại tòa. Ảnh: Ngọc Hoa |
Trả lời luật sư, đại diện Tổ giám định NHNN cho biết, BIDV không thiệt hại gì. Việc BIDV siết nợ bằng tiền bảo lãnh vay vốn để thu nợ là phù hợp quy định pháp luật.
Để tiếp tục tiến độ của phiên tòa, HĐXX chuyển sang làm rõ các vấn đề về gói tín dụng 1.700 tỷ đồng.
Trả lời HĐXX, Khương cho hay việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt. Ông Danh chỉ đạo Khương vay tiền TPBank bằng cách phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu Công ty Trung Dung, Thiên Thanh bằng nguồn tiền vay từ TPBank (khoảng 1.700 tỷ đồng). Số tiền này dùng để tăng vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Bà Phấn 603 tỷ đồng và chăm sóc khách hàng.
Một số bị cáo là giám đốc các công ty mà Phạm Công Danh mượn pháp nhân vay vốn tại TPBank rồi đầu tư trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh, công ty Trung Dung đều khai rằng không biết số trái phiếu mà họ ký hợp đồng đầu tư là bất hợp pháp.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP đầu tư phát triển và dịch vụ An Phát) cho biết, khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo không hề biết các trái phiếu này phát hành trái pháp luật. Khi lên làm việc với cơ quan điều tra bị cáo mới biết. Nếu biết là bất hợp pháp thì bị cáo sẽ không mua.
Theo bị cáo Tuấn, sau khi mua trái phiếu, theo phương án kinh doanh là khoản này có lợi cho công ty nhưng do khỏan này tất toán sớm nên không có lợi gì.
Phiên tòa Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 16/1: Đại diện CB giải trình về số tiền 4.500 tỷ đồng
Chiều 16/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và 45 bị cáo tiếp tục được đưa ra xét xử với phần thẩm vấn của ... |
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018