TP.HCM có quyền sửa quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm?

Sau chín năm từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP.HCM đã điều chỉnh quy hoạch trên. Vậy TP.HCM có vượt quyền hay không?

Không chỉ vụ thất lạc bản đồ, dư luận đang rất thắc mắc về việc UBND TP.HCM (cụ thể là một phó chủ tịch) đã ký quyết định (QĐ) điều chỉnh quy hoạch chung khu đô thị (KĐT) mới Thủ Thiêm do Thủ tướng đã ký ban hành trước đó.

Vừa căn cứ quyết định của Thủ tướng, vừa hủy bỏ

Ngày 4/6/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký ban hành QĐ 367 phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm ở huyện Thủ Đức với KĐT mới rộng 770 ha, khu tái định cư rộng 160 ha, dân số là 245.000 người...

Năm 2002, cũng căn cứ QĐ 367, UBND TP.HCM đã có QĐ thu hồi đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 để xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm và kế tiếp là thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tại phường An Phú, quận 2…

Đến chín năm sau, ngày 27/12/2005, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã ký QĐ 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, quy hoạch chung của KĐT mới Thủ Thiêm được thay đổi khá nhiều so với QĐ phê duyệt ban đầu của Thủ tướng. Cụ thể, khu trung tâm rộng 737 ha, gồm có KĐT phát triển mới rộng 657 ha, KĐT chỉnh trang rộng 80 ha…

Điều đáng lưu ý là trong Điều 2 của QĐ 6565 có ghi “QĐ này thay thế QĐ 367 của Thủ tướng”. Ngay cả khi chưa xem xét đến yếu tố thẩm quyền thì bản thân QĐ 6565 đã có sự mâu thuẫn khi ở trên ghi một trong những căn cứ ban hành là QĐ 367 nhưng bên dưới lại thể hiện là QĐ 367 đã bị bãi bỏ.

Cho đến gần hai năm sau, vào ngày 2/11/2007, sơ suất ấy đã được UBND TP.HCM khắc phục thông qua việc ra QĐ hủy bỏ đoạn “thay thế QĐ 367” trong Điều 2 của QĐ 6565.

tphcm co quyen sua quy hoach khu do thi thu thiem
Một góc khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. Ảnh: HTD

UBND cấp tỉnh được duyệt quy hoạch chung đô thị loại 3

Để làm rõ thẩm quyền của UBND TP.HCM trong việc phê duyệt quy hoạch chung khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm thì cần đối chiếu với các quy định có hiệu lực lúc bấy giờ như Nghị định 91/1994, Luật Xây dựng 2003, Nghị định 08/2005…

Nghị định 91/1994 quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch chung các đô thị loại I, loại II và các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khác khi xét thấy cần thiết. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị còn lại thuộc địa phương mình.

Xét theo chức năng, quy mô dân số…, KĐT mới Thủ Thiêm thuộc đô thị loại III ứng với quy định về việc phân loại đô thị lúc bấy giờ. Do xét thấy cần thiết, Thủ tướng đã ký ban hành QĐ 367/1996 để phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm.

Đến khi có Luật Xây dựng 2003 và Nghị định hướng dẫn 08/2005 thì thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị có sự phân định rõ ràng hơn. Với quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II thì Thủ tướng phê duyệt.

Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị loại III thì UBND cấp tỉnh phê duyệt kèm theo điều kiện phải trình HĐND cùng cấp QĐ. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt. Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.

Từ những căn cứ pháp lý này, sau khi được Thủ tướng chấp thuận tại Văn bản 1642 ngày 24/11/2003, UBND TP.HCM đã tổ chức lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Sau đó, cuối tháng 12/2005, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua đã ký QĐ 6565 phê duyệt quy hoạch mới này.

QĐ 6565 ban hành vào thời điểm Luật Xây dựng 2003 đã có hiệu lực và Nghị định 91/1994 đã hết hiệu lực. Do đó việc điều chỉnh quy hoạch của UBND TP.HCM là không sai thẩm quyền. Việc ghi một trong những căn cứ ban hành là QĐ 367 nhằm bảo đảm tính kế thừa quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó.

Sở QH-KT cùng Bộ Xây dựng phải là nơi lưu trữ bản đồ gốc

Theo Nghị định 91/1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Xây dựng, ngoài tờ trình, văn bản thuyết minh thì thành phần hồ sơ chủ yếu của đồ án quy hoạch chung còn có nhiều bản vẽ với các tỉ lệ được quy định.

Gồm có sơ đồ liên hệ vùng; bản đồ hiện trạng và đánh giá tổng hợp đất xây dựng; sơ đồ định hướng phát triển không gian; bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai 5-10 năm; bản đồ quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường…

Các bản đồ gốc này phải bảo đảm chính xác, rõ ràng. Các văn bản trên chỉ quy định việc lưu trữ chứ không đề cập đến trách nhiệm lưu trữ hồ sơ quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt.

Theo đó, hai cơ quan có nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ quy hoạch KĐT Thủ Thiêm là Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP.HCM (nay là Sở QH-KT TP.HCM) cùng Vụ Quản lý kiến trúc và quy hoạch, Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, hai cựu giám đốc Sở QH-KT TP.HCM đã khẳng định sở này và cả Bộ Xây dựng đã không lưu trữ bản đồ 1/5000 của KĐT mới Thủ Thiêm.

tphcm co quyen sua quy hoach khu do thi thu thiem Người dân cung cấp bản sao bản đồ gốc Khu đô thị Thủ Thiêm

Trong 3 ngày (4 đến 6/5), người dân Thủ Thiêm (Q.2, TP Hồ Chí Minh) đã đến các tòa soạn báo để cung cấp bản ...

tphcm co quyen sua quy hoach khu do thi thu thiem Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Những bất ổn về pháp lý?

Thời gian qua, dư luận trong nước đang rất quan tâm đến việc tấm bản đồ gốc quy hoạch chung Khu đô thị (KĐT) mới ...

tphcm co quyen sua quy hoach khu do thi thu thiem Tin nóng trong ngày 6/5: Lo 'quái thú' gây nguy hiểm cho người dân và chuyện 'cô dâu 13 tuổi' thành hiện thực

Nguyên Chủ tịch TP HCM nói không có bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, mẹ cô dâu 13 tuổi nói "gả con sớm là quyền ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.