Trùng tên với virus corona gây viêm phổi, hãng bia Mexico bất ngờ nổi tiếng

Corona Extra có lượng tìm kiếm tăng đột biến vì có tên trùng với virus viêm phổi Corona. Từ ngày 18/1 đến ngày 26/1, lượng tìm kiếm về "corona beer virus" đã tăng 2.300% trên toàn cầu, theo dữ liệu của Google trends.

Trong khi dịch viêm phổi do virusc corona (nCoV-2019) đang tiếp tục lan rộng, một số người nghĩ rằng sự bùng phát gây chết người này bằng cách nào đó có liên quan đến bia Corona, một thương hiệu bia có nguồn gốc từ Mexico.

Thương hiệu bia Corona Extra được sản xuất bởi công ty Cerveceria Modelo, phụ trách phân phối ở thị trường nội địa Mexico, xuất khẩu sang Mỹ và các quốc gia khác bởi công ty Constellation Brands.

Trùng tên với virus viêm phổi Corona, hãng bia Mexico bất ngờ nổi tiếng - Ảnh 1.

Các tìm kiếm toàn cầu về cụm từ "corona beer virus", "beer virus" và "beer coronavirus" đã tăng vọt trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Từ ngày 18/1 đến ngày 26/1, lượng tìm kiếm về "corona beer virus" đã tăng 2.300% trên toàn cầu, theo dữ liệu của Google trends. 

Cũng trong khoảng thời gian này, lương tìm kiếm của từ khóa "beer virus" tăng 744%, và con số này đối với từ khóa "beer coronavirus" tăng nhanh ở mức 3.233%.

Trùng tên với virus viêm phổi Corona, hãng bia Mexico bất ngờ nổi tiếng - Ảnh 2.

Dữ liệu tìm kiếm từ nhiều tiêu bang ở Hoa Kỳ cũng cho thấy mọi người đang nhầm lẫn giữa tên hãng bia Corona Extra và virus viêm phổi corona (Ảnh: Business Insider).

Trong khi các bang như Hawaii, New Mexico và Kansas đang tìm kiếm "beer virus" rất nhiều, thì các bang như South Carolina, Colorado và Arizona đang tìm kiếm "corona beer virus".

Trùng tên với virus viêm phổi Corona, hãng bia Mexico bất ngờ nổi tiếng - Ảnh 3.

Những hình ảnh liên quan giữa hãng bia Mexico và virus cùng tên. (Ảnh: Twitter)

Có mối liên hệ nào giữa hãng bia Corona và virus viêm phổi corona?

Trên thực tế, không có mối liên quan nào giữa loại virus corona gây viêm phổi cấp đang lan rộng và thương hiệu bia cùng tên kể trên. Cái tên "Corona" được dùng cho dịch bệnh này xuất phát từ việc virus có những chiếc gai nhỏ giống hình vương miện, khi quan sát dưới kính hiển vi. Corona trong tiếng La tinh có nghĩa là "vương miện".

Trường hợp đầu tiên được báo cáo về virus corona gây chết người là ngày 8/12/2019, tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, và virus bắt đầu "phủ sóng" rộng rãi trên phương tiện truyền thông trong tháng 1/2020, khi dịch viêm phổi cấp bùng phát dữ dội.

Vũ Hán và một số thành phố khác của Trung Quốc đã bị cách li. Số liệu mới nhất chính quyền tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, hôm nay thông báo có thêm 42 ca tử vong vì nCoV, nâng số người chết do dịch viêm phổi lên 213. Số người nhiễm virus tại Trung Quốc đã tăng lên 9.356 sau, khi chỉ trong 1 ngày đã phát hiện thêm 1.220 ca dương tính với nCoV.

Ngoài Trung Quốc, đã có 16 quốc gia khác đã báo cáo về các trường hợp nhiễm virus corona.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong hôm nay, 31/1 đã tuyên bố viêm phổi do virus nCoV là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế",  nhằm giúp các quốc gia tăng cường khả năng ứng phó, đồng thời hoan nghênh Trung Quốc đã hành động nhanh chóng để kiểm soát dịch. 

Một người dùng Twitter có tên Joonas Tuhkuri nhận định rằng giá cổ phiếu của công ty mẹ của Corona dường như không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự bùng phát của chủng virus corona.

Trùng tên với virus viêm phổi Corona, hãng bia Mexico bất ngờ nổi tiếng - Ảnh 4.

Dù cho có sự nhầm lẫn, giá cổ phiếu công ty mẹ hãng Corona dường như không bị ảnh hưởng nhiều. (Ảnh: Business Insider)

Corona Extra từ chối trả lời bình luận khi trao đổi với Business Insider về sự nhầm lẫn nêu trên.

Đây không phải là vụ việc đầu tiên nhầm lẫn giữa một căn bệnh và một thương hiệu. Theo New York Times, khi đại dịch HIV/AIDS xảy ra vào những năm 1980, doanh số bán kẹo ăn kiêng Ayds đã giảm khoảng 50%.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.