Liên quan đến sự việc hàng loạt học sinh của Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Greenfield (Văn Giang, Hưng Yên) nghỉ học đồng loạt với các triệu chứng như nôn ói, sốt cao, tiêu chảy..., lãnh đạo nhà trường đã cung cấp một số thông tin ban đầu.
Buổi làm việc giữa BGH nhà trường, Ban phụ huynh và các cơ quan chức năng ngày 6/3. Ảnh: NTCC. |
Theo báo cáo sơ bộ của nhà trường, diễn biến sự việc như sau:
"Sáng 5/3, bộ phận văn phòng nhà trường thực hiện thống kê sĩ số hàng ngày và ghi nhận trong tổng số 1.091 học sinh tiểu học có 13% học sinh nghỉ học với lý do mắc các triệu chứng sốt, đau bụng, nôn, đi ngoài. Số học sinh nghỉ học với lý do khác như bận việc gia đình, sợ con lây bệnh, thuỷ đậu... chiếm 7,2%.
Nhận thấy con số học sinh nghỉ học gia tăng bất thường, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường ngay lập tức đề nghị các bộ phận chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh tìm hiểu nguyên nhân.
Đặc biệt, trong ba ngày 2, 3 và 4/3, phòng y tế cũng như nhà trường không nhận được trường hợp nào báo cáo có vấn đề về ăn uống hay thực phẩm.
Tới ngày 6/3, số lượng học sinh nghỉ học với các triệu chứng trên giảm xuống còn 8,3%. Ngay sáng cùng ngày, BGH nhà trường làm việc với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh và chính thức nhận được phản ánh về tình trạng học sinh nghỉ nhiều. Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh đặt nghi vấn về nguyên nhân học sinh bị ngộ độc.
Nhận định đây là sự việc có tính chất nghiêm trọng, BGH nhà trường đề nghị mời cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đến tham gia điều tra, xác minh thông tin ngộ độc thực phẩm.
Khoảng 11h26 phút ngày 6/3, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hưng Yên tổ chức đoàn điều tra theo quyết định số 44/QĐ-ATTP. Thành phần đoàn gồm 8 đồng chí từ phía Chi cục, phối hợp với BGH nhà trường cùng 4 đại diện từ Ban phụ huynh đã làm việc chi tiết và ghi nhận những nội dung sau:
1. Kiểm tra hồ sơ giấy tờ liên quan đến hoạt động tổ chức bếp ăn tập thể của nhà trường.
2. Tiếp nhận và phân tích danh sách các học sinh tiểu học nghỉ học ngày 5/3, ngày 6/3.
3. Tiếp nhận thông tin về thực đơn ngày thứ 6 (2/3) gồm các món ăn có tính nóng:
Bữa sáng: Bún cá rau cải, sữa tươi Mộc Châu.
Bữa trưa: Gà quay sốt nấm, trứng rán hành, su hào luộc chấm muối vừng, canh mồng tơi nấu tôm, cơm trắng, dưa hấu.
Bữa chiều: Sữa tươi Mộc Châu, bánh bông lan kem.
Tổ chức y tế lấy mẫu lưu thực phẩm bữa trưa để đem đi phân tích. Ảnh: NTCC. |
Các mẫu thức ăn ngày 2/3 nhà trường không còn lưu do quy định chỉ lưu mẫu 24h để phục vụ thanh kiểm tra nếu phát sinh. Việc lưu mẫu đồ ăn nhà trường thực hiện hàng ngày theo quy trình được hướng dẫn của Chi cục ATVSTP.
4. Tiến hành điều tra 13 học sinh có mặt tại trường. Đây là trường hợp các cháu từng có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy sốt trong ngày 3,4,5/3 và ghi nhận các cháu không còn các biểu hiện trên.
5. Tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ
6. Tiến hành lấy mẫu nước uống trực tiếp, mẫu nước sử dụng trong chế biển thực phẩm và mẫu sữa tươi tiệt trùng có đường Mộc Châu.
Đoàn điều tra ghi nhận các thông tin và tiến hành phân tích, làm rõ. Kết quả cuộc điều tra theo dự kiến sẽ được công bố ngay khi có kết quả.
Sau buổi làm việc 6/3, chưa có căn cứ nào kết luận được nguyên nhân khiến học sinh nghỉ học là do ngộ độc thực phẩm.
Khu vực ăn trưa của các em học sinh tại trường được đầu tư khá hiện đại. Ảnh: Đình Tuệ. |
Cũng theo thông báo từ nhà trường, trong sáng 7/3, Đại diện UBND tỉnh Hưng Yên, Sở GD&ĐT Hưng Yên, Sở Y tế Hưng Yên, Báo Hưng Yên đã đến làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường và làm rõ các thông tin.
Thông tin ghi nhận từ Báo Hưng Yên: Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay đang ghi nhận số trẻ em đến khám điều trị các bệnh tiêu hoá gia tăng. Theo số liệu của khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hưng Yên, khoảng 2 tuần gần đây, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận trên 50 bệnh nhi đến khám các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, trong đó có gần 1/2 số trẻ mắc các triệu chứng tiêu chảy cấp, nôn, ói, sốt.
Nguyên nhân được các bác sĩ trao đổi là do trẻ ăn uống thất thường, thời tiết nóng lạnh đột ngột, cùng với thói quen trữ đồ từ Tết của nhiều gia đình dẫn đến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn.
Cũng theo thông tin từ các bác sĩ, trường học là nơi dễ dàng lây nhiễm tiêu chảy cấp qua tiếp xúc thông thường, đặc biệt là ở trẻ tiểu học khi ý thức vệ sinh thân thể chưa cao.
Chiều cùng ngày, đại diện Cục ATVSTP (Bộ Y tế) làm việc với BGH nhà trường. Sau buổi làm việc ngày 7/3, chưa có căn cứ nào kết luận được nguyên nhân khiến học sinh nghỉ học là do ngộ độc thực phẩm."
Nguyên Bộ trưởng Giáo dục 'đau xót' nói về việc cô giáo phải quỳ gối, trách vị hiệu trưởng bỏ đi giữa chừng
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Giáo dục, giáo viên phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh là việc rất hiếm trong ... |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019