Từ việc Buddha Bar dùng hình ảnh đức Phật để kinh doanh: Nhiều thương hiệu lớn từng phải xin lỗi vì không phù hợp văn hoá địa phương

Hiện nay, Buddha Bar không chỉ dấy lên quan ngại về sự lây lan dịch Covid-19 mà còn khiến nhiều người chú ý bởi hình thức kinh doanh được cho là đi ngược lại văn hóa tín ngưỡng Phật giáo vốn rất được coi trọng ở Việt Nam.

Sự việc bar Buddha được trang hoàng bằng những hình ảnh về đức Phật, hoặc liên quan đến Phật giáo cũng đã khiến Ban trị sự Phật giáo Hội phật giáo TP Hồ Chí Minh phải lên tiếng bằng công văn đề nghị thay đổi thương hiệu kinh doanh và cách bài trí của quán tránh ảnh hưởng đến hình ảnh Phật giáo.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên khi hoạt động kinh doanh xung đột với văn hóa, tín ngưỡng tại địa phương hoặc đất nước sở tại. Rộng ra trên phạm vi thế giới, ngay cả với những thương hiệu lớn đã có rất nhiều trường hợp từng vô tình hoặc cố ý không xem xét kĩ lưỡng văn hóa vùng miền nơi đặt thương hiệu hoặc các hoạt động marketing.

Và các thương hiệu đó đều gặp phải sự "tẩy chay" của người dân địa phương, phải lên tiếng xin lỗi hoặc dỡ bỏ các hoạt động kinh doanh, quảng bá hình ảnh sản phẩm đi ngược lại văn hóa, tín ngưỡng hoặc phân biệt chủng tộc.

Từ việc Buddha Bar sử dụng hình ảnh đức Phật để kinh doanh nghĩ tới các thương hiệu từng lao đao vì không phù hợp văn hoá địa phương - Ảnh 1.

Hình ảnh liên quan đến Phật giáo được trang trí khắp quán (Ảnh: Fanpage quán Buddha)

Năm 2017, trích tin từ Usatoday, nhãn hiệu Dove thuộc Unilever bị cho rằng ủng hộ nạn phân biệt chủng tộc khi thực hiện quảng cáo sữa tắm, khiến người xem liên tưởng rằng khi người da màu dùng sữa tắm Dove để tắm thì sẽ có một làn da trắng sáng. Quảng cáo này đã khiến Dove phải lên tiếng xin lỗi.

Do không tìm hiểu sự khác biệt văn hoá giữa phương Tây và phương Đông, một thương hiệu toàn cầu khác, Proctor và Gamble (P&G) đã dùng lại một đoạn quảng cáo được sản xuất ở châu Âu cho thị trường Nhật Bản vốn khắt khe. Đoạn quảng cáo có cảnh một người phụ nữ đang tắm, chồng cô bước vào phòng và chạm vào cô. Người Nhật Bản cho rằng quảng cáo này đã xâm phạm quyền riêng tư, hành vi không phù hợp với thuần phong mĩ tục.

Tại Trung Quốc, theo thông tin đăng tải trên Chinadaily, năm 2018, đất nước đông dân nhất thế giới đã phản ứng với hình ảnh quảng cáo của Dolce & Gabbana (D&G), một thương hiệu thời trang nổi tiếng khác của Italy. 

Domenico Dolce và Stefano Gabbana, nhà thiết kế và người sáng lập thương hiệu xa xỉ Ý Dolce & Gabbana, đã phải đưa ra lời xin lỗi về đoạn clip ngắn trên tài khoản Instangram trong đó có hình ảnh một người mẫu Trung Quốc lóng ngóng dùng đũa để thưởng thức những món ăn phương Tây như pizza và mì ống – với thái độ cười cợt, mỉa mai. Đoạn clip bị cho là một sự vô cảm với văn hóa Trung Quốc.

Bộ đôi bày tỏ hi vọng Trung Quốc có thể tha thứ cho họ vì sự kém hiểu biết về văn hóa. Lời xin lỗi được thực hiện bằng tiếng Italy và bằng tiếng Trung.

Bất chấp lời xin lỗi, nhiều ngôi sao Trung Quốc tuyên bố chấm dứt hợp đồng với D&G. Các trang thương mại điện tử nước này rút hết các sản phẩm của nhà mốt nổi tiếng khỏi các gian hàng ảo. D&G cũng buộc phải hủy show trình diễn thời trang được đầu tư lớn ở Thượng Hải.

Cần phải có hành động khi hoạt động kinh doanh đi ngược văn hóa tín ngưỡng? - Ảnh 3.

Một bức ảnh chụp màn hình của Domenico Dolce (phải) và Stefano Gabbana của thương hiệu xa xỉ Ý Dolce và Gabbana trong một video xin lỗi (Ảnh: Tài khoản Weibo của Dolce và Gabbana).

Đầu năm 2018, Business Insider đưa tin, hãng thời trang H&M phải lên tiếng xin lỗi và tạm thời đóng cửa một số cửa hàng ở Nam Phi. Nguyên nhân xuất phát từ đoạn quảng cáo trực tuyến trong đó nhân vật chính là một cậu bé da màu mặc chiếc áo hoodie in dòng chữ “con khỉ ngầu nhất khu rừng” của hãng. 

Nhiều người không hài lòng với lời xin lỗi này với lí do mẫu áo hoodie vẫn được bán trên trang web của hãng ở Anh. Thay vì thành thật xin lỗi vì đã tạo và quảng cáo một sản phẩm gây khó chịu, H& M đã xin lỗi vì đã xúc phạm những người mua và mặc chiếc áo mang hình ảnh này. Sự khác biệt tinh tế giữa việc nói rằng "tôi xin lỗi vì những gì tôi đã làm và tôi rất tiếc nếu bạn cảm thấy tồi tệ".

Vào tháng 4/2019, theo CNN, Starbucks cũng phải đưa ra lời xin lỗi và buộc phải tạm thời đóng hơn 8.000 cửa hàng tại Mỹ để đào tạo lại 175.000 nhân viên về chống phân biệt chủng tộc. Chuỗi cà phê này bị cáo buộc đã bắt giữ 2 người da màu vì họ ngồi đợi bạn ở trong quán mà không gọi nước.

Gần đây nhất, tháng 8/2019, tờ Tri thức trực tuyến trích thông tin từ CNN, một loạt các thương hiệu thời trang đình đám của thế giới như Versace, Givenchy và Coach đã phải đồng loạt xin lỗi khách hàng Trung Quốc do sản phẩm của các hãng này được thiết kế với nội dung đi ngược lại chính sách "Một Trung Quốc".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.