Ví điện tử tồn tại 'lỗ hổng' thông tin nguy hiểm

Định danh tài khoản người dùng được xem là thiết yếu buộc các ví điện tử cần thực hiện sớm trong bối cảnh thanh toán di động tăng cao và "lỗ hổng" này có thể gây nhiều hệ lụy.

Vụ việc một số ví điện tử yêu cầu người dùng cập nhật một số thông tin trong hồ sơ, bao gồm chứng minh nhân dân được cho là tuân theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh việc này có thể gây ảnh hưởng đến người dùng về tài khoản giao dịch.

Ở thời điểm đăng kí sử dụng ví điện tử, công ty chủ quản thường yêu cầu người sử dụng bổ sung đầy đủ những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, một số ví điện tử cho phép người dùng không cần đầy đủ hồ sơ nhưng vẫn có thể sử dụng.

Thanh toán qua di dộng tăng trưởng nhanh trong năm 2019, ví điện tử yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ ảnh CMND - Ảnh 1.

Ví điện tử yêu cầu người dùng bổ sung thông tin xác định danh tính. Ảnh: Chụp màn hình.

Yêu cầu người dùng bổ sung đầy đủ ảnh trong thời gian gần đây, theo thông báo, để thực hiện theo tinh thần của Thông tư 23/2019/TT-NHNN. Thông tư qui định tới tháng 7/2020, nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử cần chấm dứt hoạt động của các tài khoản chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Với người dùng cá nhân, hồ sơ mở ví điện tử ngoài các thông tin cá nhân còn có thêm "Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài)".

Việc cập nhật ảnh chứng minh nhân dân có thể khiến khách hàng phải dành chút thời gian để thực hiện, song nó giúp đảm bảo quyền lợi cho người dùng nhờ tăng tính bảo mật. 

Thanh toán qua di dộng tăng trưởng nhanh trong năm 2019, ví điện tử yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ ảnh CMND - Ảnh 2.

Tổng giá trị thanh toán di động trong năm 2019 đạt gần 22 triệu tỉ đồng. Ảnh: Chụp màn hình.

Số liệu mà Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy tổng giao dịch qua kênh mobile trong năm 2019 tăng 198% đạt 418 triệu lượt với tổng giá trị 21,92 triệu tỉ đồng. Đây là một con số vượt xa so với tổng giá trị thanh toán qua internet là 5,58 triệu tỉ đồng.

Những con số cho thấy thanh toán qua điện thoại di động đang là xu thế của tương lai và ví điện tử là một trong những thành phần quan trọng. Momo, Moca và ZaloPay đang là 3 ví điện tử chiếm lĩnh tới 90% thị phần ở Việt Nam. 

Tần suất sử dụng của các ví điện tử hàng đầu cũng rất đáng kể. Theo đó, mỗi người dùng Momo thanh toán trung bình 2 lần/ngày với giá trị trung bình chi tiêu ngày 520.000 đồng. Trong khi đó Moca là 2,2 lần và 506.000 đồng còn ZaloPay đạt 1,6 lần và 441.600 đồng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.