So gân ví điện tử và ngân hàng số: Chiến thắng thuộc về ai?

Ngân hàng số và ví điện tử đều là các phương thức tiện ích giúp người dùng thực hiện các giao dịch tài chính online một cách thuận tiện và tiết kiệm. Tuy cùng có một số chức năng chung nhưng đây lại là hai loại hình thanh toán hoàn toàn khác nhau.

Ví điện tử và ngân hàng số khác nhau ra sao?

Ví điện tử và ngân hàng số là hai sản phẩm dịch vụ phổ biến trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, được rất nhiều người quan tâm, sử dụng. Tuy cùng mang lại lợi ích chung cho người dùng, nhưng ngân hàng số và ví điện tử lại là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau.

Ví điện tử là gì?

Tương tự như chiếc ví truyền thống, ví điện tử là nơi chứa tiền bạc của bạn, nhưng dưới dạng một ứng dụng di động. Ứng dụng này có thể liên kết với nhiều tài khoản, thẻ ngân hàng khác nhau. Ví điện tử có hai dòng tiền, bao gồm tiền trong ví và tài khoản liên kết ngân hàng.

Cuoc-chien-giua-vi-dien-tu-va-ngan-hang-so-Chien-thang-thuoc-ve-ai-1

Ví điện tử được sử dụng để: thanh toán các hóa đơn điện nước, cước internet, vé tàu xe; mua sắm và thanh tóa các dịch vụ ăn uống, giải trí; chuyển tiền giữa các tài khoản; rút tiền. (Ảnh: The Jarkata Post).

Tiền trong ví có thể đến từ số dư tài khoản, nạp tiền mặt trực tiếp tại các điểm giao dịch, chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví,... Đối với dòng tiền có tài khoản liên kết ngân hàng, người dùng sẽ không phải nạp tiền vào ví, khi thanh toán tiền sẽ được trừ thẳng vào tài khoản của người dùng.

Ví điện tử được sử dụng để: thanh toán các hóa đơn điện nước, cước internet, vé tàu xe; mua sắm và thanh tóa các dịch vụ ăn uống, giải trí; chuyển tiền giữa các tài khoản; rút tiền.

Ngân hàng số là gì?

Hiểu đơn giản là hình thức số hóa các hoạt động và dịch vụ của các ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, còn cung cấp thêm nhiều tính năng và dịch vụ từ hệ sinh thái riêng của mỗi ngân hàng.

Ngân hàng số (ebanking, internet banking…) có thể hoạt động trên các nền tảng web và ứng dụng di động. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có ứng dụng mobile banking khác nhau.

Ngân hàng số tốt hơn ví điện tử?

Cuoc-chien-giua-vi-dien-tu-va-ngan-hang-so-Chien-thang-thuoc-ve-ai-2

Điểm giống nhau giữa ngân hàng số và ví điện tử là đều cho phép người dùng có thể thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán không dùng tiền mặt, và sử dụng thông qua ứng dụng di động hoặc website. (Ảnh: TPBank).

Điểm giống nhau giữa ngân hàng số và ví điện tử là đều cho phép người dùng có thể thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán không dùng tiền mặt, và sử dụng thông qua ứng dụng di động hoặc website.

Tuy nhiên, khác với ví điện tử, ngân hàng số còn cho phép người dùng sử dụng đầy đủ các tính năng, dịch vụ của một ngân hàng. 

Các tính năng như: quản lí tài chính cá nhân và doanh nghiệp; chuyển tiền trong hệ thống và chuyển tiền quốc tế; vay nợ ngân hàng; gửi tiết kiện, tham gia các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, đầu tư,... sẽ chỉ tìm thấy trên ngân hàng số mà hoàn toàn không hề có mặt trong ví điện tử.

Với ngân hàng số, khi sử dụng người dùng được cung cấp thẻ và tài khoản ngân hàng để có thể giao dịch online và offline, đồng thời tiền sẽ được tính trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.

Trong khi đó, người dùng muốn sử dụng ví điện tử thì bắt buộc phải nạp tiền vào ví, hoặc liên kết với các ngân hàng. Tức là sẽ phải qua một khâu trung gian khác, điều này có thể gây ra sự bất tiện trong nhiều trường hợp.

Vấn đề về bảo mật cũng là lí do khiến người dùng nên chọn ngân hàng số thay vì ví điện tử, bởi các giao dịch được thực hiện bằng ngân hàng số sẽ được bảo mật chặt chẽ, thông qua smart OTP và được Ngân hàng Nhà nước quản lí trực tiếp.

Ví điện tử lợi trước mắt, ngân hàng số lợi lâu dài

Cuoc-chien-giua-vi-dien-tu-va-ngan-hang-so-Chien-thang-thuoc-ve-ai-3

Bảng phí dịch vụ rút tiền của ví điện tử Momo. (Ảnh: Momo).

Nếu nhìn lợi trước mắt có thể thấy sử dụng các ví điện tử sẽ nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá hơn, có hơn 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán trên cả nước.

Tuy vậy, những chương trình ưu đãi này thường có đặc điểm chỉ áp dụng với những người lần đầu tiên kích hoạt và sử dụng ví điện tử. 

Ngoài ra, mức phí các dịch vụ chuyển tiền, rút tiền,... từ các ví điện tử thường cao hơn so với ngân hàng số.

Ví dụ, trong khi Techcombank đã miễn phí rút tiền thì khi sử dụng ví điện tử Momo người dùng phải mất phí từ 8.000 đồng – 35.000 đồng/lần chuyển nếu thực hiện tại điểm giao dịch Momo và 0,3% giá trị giao dịch nếu thực hiện trực tiếp tại ngân hàng liên kết.

Do đó, có thể thấy, ví điện tử tưởng rẻ nhưng thực chất không hề rẻ chút nào, nhất là đối với những người dùng thường xuyên phải thực hiện các giao dịch liên quan tới ngân hàng.

Cuộc đua "ví hóa" ngân hàng

Cuoc-chien-giua-vi-dien-tu-va-ngan-hang-so-Chien-thang-thuoc-ve-ai-4

Solidiance cho biết, giá trị dịch vụ ví điện tử Việt Nam rơi vào khoảng 2,5 tỉ USD của năm 2016 sẽ tăng lên 4,4 tỉ USD vào năm 2018, và dự đoán đạt 7,8 tỉ USD vào năm 2020 với 10 triệu người sử dụng. (Ảnh: Forbes).

Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước, tính đến ngày 2/11/2018, cả nước đã có 26 tổ chức được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có 23 đơn vị cung ứng dịch vụ ví điện tử, gồm các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và công ty viễn thông.

Tuy nhiên, thị trường này đã có nhiều thay đổi khi nhiều ngân hàng quyết tâm tự làm ví điện tử, nhằm phát triển hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng. Cụ thể, ví điện tử Bank Plus là sự hợp tác giữa Viettel và MBBank, VPBank với Timo và Maritime Bank với MEED, LienVietPostbank với Ví Việt,...

Hiện tại, các ngân hàng đang tiếp tục hợp tác cùng với nhiều đối tác để đẩy mạnh hơn nữa các tính năng của "ví điện tử" được tích hợp sẵn trong tài khoản trực tuyến.

Nhờ đó, khi sử dụng tài khoản, người dùng có thể dễ dàng thanh toán và chi trả các dịch vụ ăn uống, mua sắm, du lịch,...

Như vậy, chỉ với một tài khoản ngân hàng, người dùng sẽ sử dụng được tất cả các tính năng của một ngân hàng di động, đi kèm với các tính năng của một chiếc ví điện tử.

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 1/4/2019, hiện cả nước có 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử với hơn 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán. Đến cuối năm 2018, cả nước có 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản ngân hàng.

Công ty tư vấn chiến lược và tiếp thị dịch vụ số châu Á – Solidiance cho biết, giá trị dịch vụ ví điện tử Việt Nam rơi vào khoảng 2,5 tỉ USD của năm 2016 sẽ tăng lên 4,4 tỉ USD vào năm 2018, và dự đoán đạt 7,8 tỉ USD vào năm 2020 với 10 triệu người sử dụng.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.