Ví điện tử bùng nổ cuộc đua 'đốt tiền', người dùng được lợi gì?

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang được người dùng quan tâm vì sự tiện ích, trong đó có ví điện tử. Đâu là điểm mạnh của các hình thức này để người dùng cảm thấy tiện lợi để gắn bó lâu dài thay cho việc phát triển ồ ạt như hiện nay.

Ví điện tử là một hình thức trung gian thanh toán trực tiếp không dùng tiền mặt. Phương thức thanh toán là nạp tiền từ điểm giao dịch hoặc liên kết nạp tiền từ tài khoản ngân hàng, và tích hợp vào một ứng dụng di động để thanh toán cho nhiều dịch vụ khác nhau. 

Trong các dịch vụ được ví điện tử ồ ạt quảng bá để hút người dùng là các dịch vụ đến nay ngân hàng cũng đã triển khai trên nhiều hình thức từ ATM đến ứng dụng trên điện thoại, Internet Banking...

Điển hình, người dùng có thể sử dụng ví điện tử để thanh toán các hóa đơn điện nước, cước viễn thông, mua tàu vé xe, vé xem phim..., hoặc thanh toán tại các cửa hàng trực tuyến, thậm chí là ở cả các cửa hàng vật lí truyền thống.

Ví điện tử thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến hết năm 2018, hiện đã có 9 triệu ví điện tử đăng kí, gần 50% con số này đã được liên kết, xác thực với các tài khoản ngân hàng.

Cũng theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước, hiện trên cả nước đã có khoảng 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thông qua hình thức ví điện tử, không dùng tiền mặt.

Vi-dien-tu-bung-no-nguoi-dung-duoc-loi-gi-1

Ví điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong các dao dịch phi tiền mặt tại Việt Nam. (Ảnh: SD Asia).

Còn theo kết quả khảo sát của Visa, cho thấy người Việt Nam ngày càng ít dùng tiền mặt trong các giao dịch khi chủ yếu dùng các tiện ích thanh toán thay thế. 

Cụ thể, khoảng 73% số người được hỏi cho biết họ đang sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, tăng 59% so với năm 2017. 50% cho biết có sử dụng các hình thức thanh toán bằng thẻ và bằng ứng dụng di động khoảng từ 2-3 lần/tuần. Đặc biệt, 82% người tiêu dùng cho biết họ đã thực hiện các giao dịch trên điện thoại di động.

Tại Việt Nam, dù rằng các dịch vụ hiện tại của ví điện tử cũng được ngân hàng tích cực triển khai. Với việc mở rộng hệ sinh thái đối tác, ví điện tử ngày càng có người dùng cho nhu cầu riêng của mình với người dùng tăng cao thời gian qua.

Theo con số các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán với hình thức ví điện tử, hiện thị trường đang có rất nhiều mô hình hoạt động lớn nhỏ. Trong đó, có nhiều ví điện tử đang có lượng thành viên dồi dào, một vài đơn vị không tiết lộ con số cụ thể, hứa hẹn sự cạnh tranh gay gắt giữa các ông lớn trong thời gian tới. 

Người dùng được lợi gì khi sử dụng ví điện tử?

Vi-dien-tu-bung-no-nguoi-dung-duoc-loi-gi-2

Nhờ tính năng thanh toán được tích hợp sẵn trên ví điện tử, người dùng có thể dễ dàng nhanh chóng thanh toán các hóa đơn nhà hàng. (Ảnh: Techinasia).

Ngoài những tính năng đã biết như liên kết các tài khoản ngân hàng, trả phí dịch vụ, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến không dùng tiền mặt..., người dùng ví điện tử còn được hưởng lợi từ những tiện ích và các chương trình kèm theo, chủ yếu là đánh vào khuyến mãi và giảm giá là chủ yếu.

Đặc biệt, để thu hút và thay đổi thói quen người dùng, các dịch vụ ví điện tử còn liên kết với các chuỗi cửa hàng, thương hiệu lớn để thường xuyên tổ chức những chương trình hoàn tiền lớn, như hoàn 50% với các cửa hàng cà phê, 30% với các nhà hàng, 3% với cửa hàng xăng dầu và 10% với các cửa hàng tiện lợi.

Với Momo, rất nhiều chương trình "đốt tiền" đã được diễn ra như giới thiệu thành viên nhận quà. Người dùng mới được tặng tiền để nạp thẻ điện thoại, mua vé xem phim, thanh toán điện nước,... những người có những giao dịch đầu tiên trên ứng dụng này. Chiết khấu từ 2% - 5% khi nạp thẻ điện thoại, mua vé xem phim với giá ưu đãi...

Vi-dien-tu-bung-no-nguoi-dung-duoc-loi-gi-3

Bằng khả năng liên kết với nhiều ngân hàng khác nhau trong một ứng dụng ví điện tử, người dùng sẽ không phải cài đặt quá nhiều ứng dụng Internet Banking của các ngân hàng khác nhau. (Ảnh: VnExpress).

Không chịu kém cạnh Momo, ViettelPay cũng là một ông lớn chịu chi khi đã tung ra các chương trình như giảm giá ưu đãi cho các khách hàng sử dụng để thanh toán cước di động, cước internet của nhà mạng này. Nếu Momo có chương trình vé xem phim 9.000 đồng vì ViettelPay cũng có chương trình 1.000 đồng/vé cho ngày thứ sáu.

Còn với ZaloPay, hiện tiện ích này cũng được nhiều lượt sử dụng bởi sự tiện ích, nhất là cho việc thanh toán các game trên VNG cho người dùng liên kết Zalo. 

Có thể nói chính những chương trình ưu đãi khủng, giảm giá sốc, tặng quà có giá trị,... là điểm ấn tượng nhất thu hút người dùng, bỏ Internet Banking quay ra sử dụng ví điện tử bởi cái lợi trước mắt là đầu tiên. 

Điều đáng nói, hầu hết các chương trình ưu đãi trên thường chỉ dành cho đối tượng khách hàng đăng kí lần đầu. Do đó, lượng đăng kí khủng nhưng lượng user thực chất hoạt động là bao nhiêu thì chưa một đơn vị nào dám đưa ra con số cụ thể. 

Thực tế của Momo đã cho thấy điều đó khi thông báo có 10 triệu người dùng nhưng lượt tải chỉ 5 triệu là một ví dụ. Điều này cho thấy cạnh tranh ví điện tử có thể ví von như cuộc đua "đốt tiền" của những "gã nhà giàu" lắm tiền nhiều của. 

Đường xa mới biết ngựa hay, liệu rằng ví điện tử có thể thay thế được các giao dịch tiền mặt trong tương lai khi Mobile Money đang manh nha mạnh tại Việt Nam? Tất cả phụ thuộc vào quyết định của người tiêu dùng chứ không phải nằm trong tay các ông lớn. 

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.