CNBC dẫn kết quả nghiên cứu "Nhận thức về Khủng hoảng toàn cầu", được thực hiện bởi hai công ty nghiên cứu Blackbox Research (Singapore) và Toluna (Pháp). Nghiên cứu này khảo sát sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp về cách phản ứng của chính phủ nước họ trước đại dịch Covid-19.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 12.500 người tại 23 quốc gia, trong khoảng thời gian từ ngày 3-19/4. Người tham gia khảo sát được yêu cầu đánh giá quốc gia của họ qua bốn chỉ số chính: lãnh đạo chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp, cộng đồng và truyền thông.
Các công dân từ 7 trong số 23 quốc gia đánh giá biện pháp ngăn chặn Sars-CoV-2 của chính phủ họ là tích cực. Trong đó, Trung Quốc, nơi virus bùng phát đầu tiên, được xếp hạng cao nhất trong cuộc khảo sát, với số điểm 85/100.
Việt Nam xếp thứ hai với số điểm 77/100. Tính đến sáng ngày 7/5, Việt Nam đã trải qua 21 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm dừng ở mức 271. Trong đó, số trường hợp đã khỏi bệnh và ra viện là 232, hiện chỉ còn 39 trường hợp đang điều trị.
Tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã giảm. Mới đây, Công ty TNHH MTV vaccine và sinh phẩm y tế số 1 (VABIOTEC) - Bộ Y tế, đơn vị đang nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19 tại Việt Nam, cho biết sau 10 ngày được tiêm vaccine này, 50 con chuột tham gia thử nghiệm đều khỏe mạnh. Đây là bước đầu đánh giá tính an toàn của vaccine ngừa Covid-19 của Việt Nam.
Xếp thứ 3 thuộc về Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với 59/100 điểm, và thứ tư là Ấn Độ với 59/100 điểm.
Theo kết quả thu được, các nước châu Á chiếm vị trí hàng đầu.
New Zealand và Nam Phi là quốc gia ngoài châu Á đạt điểm cao hơn mức trung bình toàn cầu, là 45 và 47 điểm. Các cường quốc Úc , Mỹ, Đức , Anh , Ý và Pháp đều bị xếp hạng dưới mức trung bình toàn cầu.
Xếp hạng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp về cách phản ứng của chính phủ trước đại dịch Covid-19:
1. Trung Quốc - 86
2. Việt Nam - 77
3. UAE - 59
4. Ấn Độ - 59
5. Malaysia - 58
6. New Zealand - 56
7. Đài Loan - 50
8. Philippines - 49
9. Indonesia - 48
10. Singapore - 48
11. Nam Phi - 47
12. Úc - 43
13. Đức - 41
14. Mỹ - 41
15. Mexico - 37
16. Anh - 37
17. Iran - 36
18. Thái Lan - 36
19. Ý - 36
20. Hàn Quốc - 31
21. Hồng Kông - 27
22. Pháp - 26
23. Nhật Bản - 16
David Black, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Blackbox Research, cho biết phản ứng phần lớn của người dân và doanh nghiệp là không hài lòng, đặc biệt từ các nước phương Tây. Điều này như một cú đánh vào tâm lí của người dân và doanh nghiệp ở các nước phát triển, về sự an tâm dành cho chính phủ trước các sự kiện bất trắc.
"Đối với nhiều nước trong số này, đại dịch này là chưa từng có. Các chính phủ vẫn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mà họ không ngờ tới, và kết quả là niềm tin của công chúng xuống tận đáy", ông nói.
Trong khi đó, châu Á nổi lên như một vùng đất tiên phong cho toàn nhân loại chống đại dịch. Kết quả này có được từ kinh nghiệm của chính các nước trước các đại dịch khác, như SARS và MERS, bùng phát cách đây hàng thập niên.
Về phản ứng của giới kinh doanh đối với đại dịch, công dân Trung Quốc và Việt Nam đã dành trọn niềm tự hào cho các tập đoàn lớn của đất nước, khi số điểm đánh gia đều trên 50.
Trong khi đó, người trả lời ở Pháp, Hong Kong và Nhật Bản, đánh giá phản ứng của giới kinh doanh rất nghèo nàn. Số điểm của các nước lần lượt chỉ là 10, 7 và 6 điểm.
Nghiên cứu trên cũng chỉ ra sự chênh lệch về khả năng của các nền kinh tế lớn vươn lên từ cuộc khủng hoảng. Có đến 85% người dân Trung Quốc cho biết họ tin rằng đất nước của họ sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn, so với chưa đến một nửa (41%) người dân nước Mỹ.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020