Việt Nam là một trong những nền kinh tế an toàn, sẽ phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19

Nhờ các chỉ số ổn định về nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối, Việt Nam được dự báo đứng thứ 12 trong số 66 nền kinh tế an toàn sau đại dịch Covid-19. Các quốc gia dẫn đầu, phần lớn đều nằm ở châu Á.

Tờ The Economist đã đưa ra bảng xếp hạng 66 nền kinh tế mới nổi về khả năng phục hồi sau đại dịch Covid-19. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 12, thuộc nhóm các nền kinh tế có sức khoẻ tráng kiện nhất.

The Economist cho biết các tiêu chí đánh giá bao gồm nợ công, nợ nước ngoài (cả công và tư), chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối. Việt Nam có khả năng lạc quan nhất ở nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối. Chi phí đi vay và nợ công của Việt Nam được The Economist xếp hạng trung bình.

Việt Nam là nền kinh tế thứ 12 phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Kinh tế Việt Nam có các chỉ số rất lạc quan về nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối. (Ảnh: AFP).

Trong 20 nền kinh tế có sức khoẻ tốt nhất, có đến 11 đại diện thuộc châu Á. 2 trong số "tứ long Á châu", Đài Loan và Hàn Quốc, lần lượt giữ hạng nhì và hạng ba trong bảng xếp hạng. Các nền kinh tế lớn hơn, bao gồm Nga và Trung Quốc, cũng xuất hiện ở vị trí thứ 5 và thứ 10.

Hầu hết các quốc gia có điểm kém đều có quy mô nền kinh tế quốc dân nhỏ. 30 nước dưới cùng chỉ chiếm 11% trong GDP của nhóm, và chưa đến 1/4 của tổng nợ nước ngoài và nợ công trong bảng xếp hạng.

Bảng xếp hạng của The Economist cũng cho thấy nguồn gốc và quy mô của các điểm yếu tiềm ẩn trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Các quốc gia như Angola, Bahrain và Iraq có nợ công được dự đoán sẽ vượt quá 100% GDP trong năm nay. Nhưng khoảng một nửa nền kinh tế trong bảng xếp hạng có các khoản nợ dưới 60% GDP.

"Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cho thấy các khoản nợ công có 'số đẹp' không đủ để bảo vệ một nền kinh tế mới nổi, nếu các công ty tư nhân vay nặng lãi ở nước ngoài". The Economist chỉ rõ, hiện tại, nợ công của Mông Cổ trông có thể quản lí được (dưới 70% GDP) nhưng nợ nước ngoài (công và tư) lại gần gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội.

Trong năm 2020, 66 nền kinh tế này sẽ phải kiếm được hơn 4 triệu USD để trả nợ nước ngoài và chi trả các khoản nợ hiện tại. Nhưng vẫn có một số điểm sáng khi các chính phủ trong bảng xếp hạng đang nắm giữ hơn 8 triệu USD dự trữ ngoại hối. Một nửa các quốc gia có đủ dự trữ để trang trải tất cả các khoản thanh toán nợ nước ngoài của họ trong năm nay, và bất kì khoản tiền nào ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, hơn 100 quốc gia, bao gồm cả Nam Phi, đã yêu cầu IMF giúp đỡ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã phê duyệt 40 khoản vay nhanh, nhỏ để giúp đỡ các nước sau đại dịch Covid-19. Một số quốc gia đã phải trở thành con nợ chỉ trong một thời gian ngắn. Ai Cập đang tìm kiếm một khoản cứu trợ mới chỉ sau 9 tháng, kể từ khi họ trả xong khoản nợ cuối cùng được vay hồi năm 2016.

Việt Nam là nền kinh tế thứ 12 phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Việt Nam là nền kinh tế thứ 12 phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19. (Đồ hoạ: The Economist. Việt hoá: Tất Đạt).

Khi virus corona tấn công vào thị trường tài chính, mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi đã xuất hiện. Kể từ tháng 1/2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút khoảng 100 tỉ USD từ trái phiếu và cổ phiếu thị trường mới nổi, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF). Con số này hơn gấp 3 lần những gì họ đã rút ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

The Economist cho rằng Covid-19 làm tổn thương các nền kinh tế mới nổi theo ít nhất ba cách: khiến người dân ở mãi trong nhà, làm tổn hại thu nhập xuất khẩu và răn đe vốn nước ngoài. Ngay cả khi đại dịch biến mất trong nửa cuối năm, GDP ở các nước đang phát triển sẽ giảm hơn 6,6% so với dự đoán của IMF vào tháng 10 năm ngoái.

Để vượt qua khủng hoảng, các nền kinh tế mới nổi có thể cần ít nhất 2,5 triệu USD từ các nguồn nước ngoài, hoặc dự trữ của riêng họ, theo tính toán của The Economist. May thay trong lúc hoạn nạn, nhiều tổ chức đã cố gắng hỗ trợ các nước khó khăn. Nhóm các chính phủ G20 cho biết họ sẽ không thu các khoản thanh toán trong năm nay cho các khoản vay của 77 quốc gia nghèo nhất. 

Nhóm các nước G7 đã kêu gọi các nhà cho vay tư nhân cũng thể hiện sự nhẫn nhịn.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.