Vụ ghì hôn trong thang máy bị phạt 200.000 đồng: Cô gái có thể yêu cầu bồi thường?

Hành vi của người đàn ông sàm sỡ cô gái trong thang máy là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, có thể phát sinh những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác.

Như đã thông tin, chiều 18/3, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho đã tiến hành xử phạt đối với ông Đ.M.H (SN 1982, quê quán Hải Phòng), vì có hành vi sàm sỡ nữ sinh trong thang máy của chung cư Golden Palm.

Theo Công an quận Thanh Xuân, sự việc xảy ra vào khoảng hơn 22h00 ngày 4/3, tại thang máy chung cư Golden Palm thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Nạn nhân trong vụ việc là chị P.V (20 tuổi, trú tại chung cư Golden Palm).

Sau khi trao đổi và thống nhất với VKSND quận xác định hành vi của ông Đ.M.H không cấu thành tội phạm. Căn cứ vào Điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định số 167/2013NĐ- CP, xử phạt hành chính đối với ông Đ.M.H số tiền 200.000 đồng.

Ngoài ra, cơ quan Công an cũng đã tiến hành lập biên bản ngăn chặn, ghi nhận cam kết của ông Đ.M.H về việc không được tái phạm hành vi sàm sỡ tương tự.

Vụ ghì hôn trong thang máy bị phạt 200.000 đồng: Cô gái có thể yêu cầu bồi thường? - Ảnh 1.

Nữ sinh bị quấy rối trong thang máy.

Mặc dù Bộ luật Hình sự 2015 coi hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô với trẻ em… là những tội phạm có tính chất rất nghiêm trọng và gắn với những chế tài xử phạt nghiêm khắc. Thế nhưng, với hành vi quấy rối tình dục hay còn gọi là gạ tình thì chưa có quy định cụ thể nào.

Quấy rối tình dục thường là những hành vi rất khó chứng minh vì hầu như không để lại sự thương tổn rõ ràng về sức khỏe, cho dù các nạn nhân phải chịu những khủng hoảng tâm lý nặng nề.

Với quy định của pháp luật hiện nay thì người đàn ông cưỡng hôn nữ sinh thang máy của chung cư Golden Palm chỉ bị xử phạt hành chính và mức phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1, điều 5 Nghị định 1672 /2013 là 300.000 đồng. Mức xử phạt như vậy không tránh khỏi sự bức xúc trong dư luận và ấm ức đối với nạn nhân.

Cô gái có thể yêu cầu bồi thường?

Khoản 1, Khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy, hành vi của người đàn ông sàm sỡ cô gái trong thang máy là hành vi quấy rối tình dục, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, có thể phát sinh những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác.

Về cách xác định thiệt hại, tại Điều 592 BLDS 2015 và Mục 3 Phần 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định về Xác định thiệt hại như sau:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâmphạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn.

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.

Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình...), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…

Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Như vậy, đối với trườn hợp trên, nếu có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì người gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại khoản chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; đồng thời phải bồi thường thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại bị mất hoặc bị giảm sút và các thiệt hại khác (nếu có).

Bên gây ra thiệt hại còn phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở, tức là không quá 13.900.000 đồng.

Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết về việc bồi thường thiệt hại này, Tòa sẽ xác định phần thiệt hại thực tế để yêu cầu bên kia sẽ có trách nhiệm bồi thường.

200.000 đồng tiền phạt người cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy được nộp cho ai?200.000 đồng tiền phạt người cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy được nộp cho ai? Nữ sinh bị cưỡng hôn trong thang máy muốn được xin lỗi công khaiNữ sinh bị cưỡng hôn trong thang máy muốn được xin lỗi công khai Lời khai của kẻ cưỡng hôn nữ sinh trong thang máyLời khai của kẻ cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy
chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.