Vụ hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Hành vi buôn bán, chế biến lợn bệnh bị xử lý thế nào?

Đối với hành vi thu mua thịt lợn chết, chế biến để bán ra thị trường thì tùy từng tính chất mức độ hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo thông tin mới nhất tối 17/3 từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Công trùng Trung ương, đã có tổng số khoảng 2000 trẻ được xét nghiệm sán và một số ký sinh trùng khác trong những ngày qua.

Kết quả xét nghiệm cho thấy có thêm 85 trẻ có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn.

Như vậy, đến tối 17/3 đã có 209 trường hợp trẻ ở Bắc Ninh sau khi được gia đình đưa đi xét nghiệm có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn.

Dưới góc độ pháp lý, hành vi giết mổ, bán lợn bệnh ra thị trường có thể bị xử lý thế nào?

Vụ hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Hành vi buôn bán, chế biến lợn bệnh bị xử lý thế nào? - Ảnh 1.

Trẻ đang được lấy máu xét nghiệm sán. (Ảnh: Công Phương).

Hành vi giết mổ lợn mắc bệnh, lợn chết

Hành vi giết mổ lợn mắc bệnh, lợn chết bán ra ngoài thị trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y.

Theo đó phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi Giết mổ động vật mắc bệnh, kinh doanh sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy động vật hoặc sản phẩm từ động vật vi phạm.

Bên cạnh đó, tùy từng tính chất mức độ thì người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự.

Theo đó, với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng như làm chết người, gây ngộ độc cho nhiều người thì mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.

Thu mua thịt lợn chết, chế biến để bán ra thị trường

Đối với hành vi thu mua thịt lợn chết, chế biến để bán ra thị trường thì tùy từng tính chất mức độ hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt hành chính

Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng.

Hoặc phạt tiền hạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với trường hợp nêu trên mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự,… theo quy định tại Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 1 tháng đến 3 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm.

Mức xử phạt hình sự

Ngoài ra, hành vi này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự như đã nêu trên.

Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng như làm chết người hoặc gây ngộ độc cho nhiều người thì mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành.

Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.

Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Vụ nghi nhiễm sán lợn ở Thuận Thành: Đến 21h hôm nay có 209 trẻ có kết quả dương tínhVụ nghi nhiễm sán lợn ở Thuận Thành: Đến 21h hôm nay có 209 trẻ có kết quả dương tính Phụ huynh bật khóc nhận kết quả con mắc sán lợnPhụ huynh bật khóc nhận kết quả con mắc sán lợn Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm bệnh nhân vụ nhiễm sán lợnLãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm bệnh nhân vụ nhiễm sán lợn
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.