Xử lí 26 nhà thuốc lợi dụng dịch Covid-19 hét giá khẩu trang trong hôm nay

Sau nhiều ngày số vụ vi phạm hét giá khẩu trang, nước rửa tay phòng dịch Covid-19 có xu hướng giảm, hôm nay, lực lượng chức năng lại phát hiện nhiều trường hợp hét giá, găm hàng.

Theo báo cáo nhanh của Tổng cục Quản lí thị trường (Bộ Công Thương), hôm nay (7/3), bên cạnh thực phẩm, người dân đổ xô đi mua thiết bị y tế, nhất là khẩu trang để phòng dịch Covid-19, nên lại xảy ra hiện tượng thu gom, mua vét, găm hàng, tăng giá bất hợp lí.

Lực lượng Quản lí thị trường cả nước đã kiểm tra, giám sát 88 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế. Trong đó, xử lí 26 cơ sở, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 46 triệu đồng.

Tính từ ngày 31/1 đến ngày 7/3, lực lượng Quản lí thị trường cả nước đã kiểm tra, giám sát 5.821 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên hơn 1,8 tỉ đồng.

Xử lí 26 nhà thuốc lợi dụng dịch Covid-19 hét giá khẩu trang trong hôm nay - Ảnh 1.

Xử lí 26 nhà thuốc lợi dụng dịch Covid-19 hét giá khẩu trang trong hôm nay. (Ảnh: QLTT).

Tổng cục Quản lí thị trường cho biết các hành vi vi phạm chủ yếu là không thực hiện niêm yết giá khẩu trang theo quy định, kinh doanh khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điển hình, tại Tuyên Quang, Cục Quản lí thị trường Tuyên Quang đã xử lí một vụ kinh doanh khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc, xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng và tịch thu 2.400 chiếc khẩu trang. 

Tại Bắc Ninh, Cục Quản lí thị trường tỉnh đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Sản xuất thương mại thiết bị Quốc Bảo, với hành vi kinh doanh khẩu trang trên nhãn có chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó. Số tiền phạt gần 14 triệu đồng.

Tổng cục Quản lí thị trường cho biết các cơ sở kinh doanh cơ bản chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Tuy nhiên do nguồn hàng cung cấp còn hạn chế, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là mặt hàng khẩu trang y tế.  

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhất là tại các tỉnh phía Bắc, người dân có tâm lí mua nhiều hàng hóa, thực phẩm, thiết bị y tế, trong hôm nay, Tổng cục Quản lí thị trường đã có công văn khẩn yêu cầu các Cục QLTT địa phương, đặc biệt Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc giám sát chặt địa bàn, xử lí nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để mua vét, mua gom.

Các trường hợp như lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lí đối với lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch cũng đều sẽ bị xử lí.

"Đặc biệt chú trọng việc phát hiện kịp thời để xử lí các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng", Tổng cục Quản lí thị trường yêu cầu.

Trường hợp nếu phát hiện các hành vi nói trên có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lí theo quy định pháp luật.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.