4 cha con trong phiên toà 'lạ' ở Bình Thuận

TAND thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận vừa đưa vụ án "huỷ hoại tài sản" ra xét xử sơ thẩm. Bị cáo, bị hại là 2 anh em ruột trong gia đình và tài sản bị thiệt hại là các vật dụng phục vụ kinh trong cơ sở kinh doanh do bị cáo làm giám đốc.

Có mặt tại phiên tòa là 4 cha con, họ đến toà với những tư cách khác nhau trong vụ án. Ngồi ở ghế bị hại là ông Phạm Trọng Hiếu (SN 1983), người con út trong gia đình.

Ông Hiếu là người có đơn đề nghị khởi tố người anh trai của ông là bị cáo Phạm Văn Đức (SN 1977) vì hành vi đập vỡ một số vật dụng văn phòng phục vụ cho việc kinh doanh của khách sạn Thanh Bình (số 67, đường Thống Nhất, thị xã La Gi).

4 cha con trong phien toa la o binh thuan
Hai anh em ruột là ông Đức và ông Hiếu (phải) trong phiên toà ở Bình Thuận.

Theo những người trong gia đình thì ông Hiếu là người học cao, có thời gian du học từ nước ngoài trở về.

Tại toà, khi được vị Hội thẩm nhân dân mở lời: "Hai người là anh em, bị cáo Đức chấp nhận bồi thường thiệt hại thì ông có đồng ý rút đơn không?".

Ông Hiếu khẳng định: "Không còn coi ông Đức là anh trai, mà chỉ coi ông Đức là một người trong xã hội".

Ông Hiếu vẫn giữ quan điểm xử lý ông Đức theo pháp luật và ông Đức phải bồi thường trên 160 triệu đồng, trong đó có hợp đồng chi phí mời luật sư 50 triệu đồng.

Ông Hiếu xác nhận những vật dụng ông Đức làm hỏng do ông mua để phục vụ cho việc kinh doanh của khách sạn Thanh Bình.

Ở vị trí bị cáo, nhằm chứng minh vai trò giám đốc của mình trong khách sạn Thanh Bình- một lĩnh vực kinh doanh của Cty TNHH Thanh Bình, ông Đức trình bày các loại giấy tờ liên quan đến vụ án, gồm: giấy phép kinh doanh của Cty THHH Thanh Bình cùng hồ sơ thuế, hợp đồng thuê khách sạn Thanh Bình 30 năm (khách sạn do bố mẹ ông Đức, ông Hiếu làm chủ sở hữu) để kinh doanh dịch vụ lưu trú….

Trước HĐXX, bị cáo Đức thừa nhận do bực tức trước việc ông Hiếu đuổi cha là ông Phạm Kim Oanh ra khỏi nhà nên đã đến khách sạn Thanh Bình tìm Hiếu.

Tại đây, trong lúc nóng giận ông Đức đã xô đổ một số vật dụng trên bàn. Tuy nhiên, ông Đức chỉ thừa nhận làm vỡ chiếc máy in và màn hình vi tính. Và, những vật dụng đó là của khách sạn Thanh Bình do ông làm giám đốc.

Làm nhân nhân chứng tại phiên tòa, ông Phạm Văn Tài (anh trai của ông Hiếu và ông Đức) xác nhận mình là người chứng kiến vụ việc, chiếc máy tính tiền không hề bị hư hỏng.

Được người giúp việc dìu đến tòa án, ông Phạm Kim Oanh (SN 1943) là bố của 3 anh em Tài, Đức, Hiếu ngồi lặng lẽ ở hàng ghế cuối dành cho người đến theo dõi phiên tòa. Ông Oanh nói: “Tôi đau lòng lắm trước tình cảnh này”.

Thỉnh thoảng, ông Oanh lên tiếng phản đối khi Hiếu trình bày với HĐXX nguyên nhân của vụ án và vai trò của mình ở khách sạn Thanh Bình.

Ông Phạm Kim Oanh khẳng định: “Đức và Hiếu đều là con ruột của tôi. Hiếu nói tôi không xứng đáng làm cha nó và nói tôi không không còn quyền hành gì trong nhà, tôi chỉ là người ở tạm thôi và nó đuổi tôi nhiều lần rồi”.

Ông Oanh xác định ông chưa bao giờ hủy hợp đồng cho Đức thuê khách sạn trong thời hạn 30 năm như cáo trạng.

4 cha con trong phien toa la o binh thuan
Ông Oanh nhiều lần khóc ở toà khi thấy hai con ruột của mình đối đáp.

Trước khi phiên tòa xét xử, luật sư Bùi Văn Tích bào chữa cho bị cáo Đức yêu cầu HĐXX phải triệu tập một số nhân chứng có lời khai buộc tội ông Đức khi những người này tiếp tục vắng mặt tại phiên tòa và đưa vật chứng vụ án đến phiên tòa cũng như mời ông Oanh tham dự với vai trò nhân chứng vụ án.

Tuy nhiên, bà Huỳnh Thị Vũ Toàn, chủ tọa phiên toà cho rằng bà đồng ý với quan điểm của đại diện diện Viện Kiểm sát là "Những yêu cầu luật sư là không cần thiết vì kết luận điều tra đã thể hiện đầy đủ".

Giữ quyền công tố tại phiên tòa, kiểm sát viên Trần Ngọc Trung vẫn công nhận Cty TNHH Thanh Bình là do bị cáo Đức làm giám đốc, khách sạn Thanh Bình do ông Đức thuê lại của bố mẹ trong thời gian 30 năm.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã La Gi, khách sạn Thanh Bình do hai thành viên góp vốn là ông Phạm Văn Đức làm giám đốc góp vốn 60%, em trai ông Đức là Phạm Trọng Hiếu góp vốn 40%.

Khách sạn Thanh Bình, là tài sản của ông bà Phạm Kim Oanh, Bùi Thị Hòa là bố và mẹ của ông Đức và ông Hiếu.

Ngày 5/10/2011, ông bà Oanh làm hợp đồng cho ông Đức thuê khách sạn Thanh Bình để kinh doanh dịch vụ lưu trú với giá 8 triệu đồng/tháng trong thời gian 30 năm.

Tuy nhiên, cáo trạng của Viện kiểm sát lại đồng tình với kết luận của cơ quan điều tra và cho rằng: trong quá trình kinh doanh, Đức không đáp ứng đúng quy định theo hợp đồng nên ngày 10/10/2014 ông Oanh và bà Hòa làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại số 67, đường Thống Nhất cho con gái là bà Phạm Thị Tuyết Minh (em ruột của Đức, đang định cư tại Mỹ).

Như vậy Đức không còn quyền sở hữu tài sản để quản lý khách sạn Thanh Bình.

Điều này không đúng với lời khai và bằng chứng tại toà của ông Đức khi ông trình những bằng chứng là giấy phép kinh doanh của Cty THHH Thanh Bình cùng,hồ sơ thuế , hợp đồng thuê khách sạn Thanh Bình 30 năm (khách sạn do bố mẹ ông Đức, ông Hiếu làm chủ sở hữu) để kinh doanh dịch vụ lưu trú…

Ông Oanh cũng khẳng định chưa bao giờ huỷ hợp đồng cho thuê khách sạn với con trai mình là ông Đức.

4 cha con trong phien toa la o binh thuan

Luật sư Bùi Văn Tích đã nhiều lần khóc tại phiên tòa khi phải chứng kiến một vụ việc anh em dắt nhau ra tòa, người cha già phải đứng trước tòa để xác định định lỗi phải của những đứa con.

Theo luật sư Tích, bản chất vụ việc chỉ chuyện xảy ra trong gia đình, nhưng đã bị đẩy đi quá xa.

"Cả một hệ thống pháp luật phải tham gia vào một sự việc chỉ đáng xử lý vi phạm hành chính"- ông nói và khẳng định, cơ quan điều tra có dấu hiệu làm sai lệch, quy kết của viện kiểm sát thiếu căn cứ, thiếu khách quan, còn HĐXX đã vi phạm về tố tụng khi phiên tòa xét xử mà không có nhân chứng và chỉ căn cứ vào lời khai gây bất lợi cho bị cáo; phiên tòa xét vụ án hủy hoại tài sản, nhưng vật chứng vụ án không có.

"Một vật chứng quan trọng trong vụ án là chiếc máy tính tiền thuộc sở hữu của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Bình Thuận.

Theo biên bản khám nghiệm hiện trường và bản ảnh, cũng như lời khai của nhân chứng thì chiếc máy này không bị hư hỏng, nhưng cơ quan điều tra vẫn xác định bị hư hỏng với giá trị thiệt hại 4,4 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ngân hàng không yêu cầu bồi thường chiếc máy này. Nhưng cơ quan điều tra vẫn đưa vào hồ sơ vụ án"- LS Tích phân tích.

Vẫn giữ quan điểm của cáo trạng đã truy tố, vị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án 3 đến 6 tháng dành cho bị cáo Đức về tội "hủy hoại tài sản".

Sau gần 2 ngày xét xử và nghị án, ngày 25/7 HĐXX tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung do vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.

Luật sư Tích cũng yêu cầu Viện kiểm sát làm rõ vấn đề ai là chủ khách sạn Thanh Bình khi bị cáo Đức có đầy đủ giấy phép kinh doanh, có hợp đồng thuê khách sạn trong 30 năm được pháp luật công nhận vẫn đang còn giá trị.

Nhưng cơ quan điều tra đã bỏ qua trong khi đó lại công nhận những lời khai của nhân chứng thiếu cơ sở pháp lý và một bản hợp đồng thuê khách sạn vô hiệu của ông Hiếu.

4 cha con trong phien toa la o binh thuan 'Thót tim' quãng đường gần 100 km truy đuổi tên đạo chích xe tải lạng lách, đánh võng ép xe CSGT

Lực lượng CSGT Hàm Tân (Bình Thuận) đã phải rượt đuổi gần 100 km từ tỉnh Bình Thuận sang tỉnh Đồng Nai mới chặn xe, ...

4 cha con trong phien toa la o binh thuan Bến xe không phép ở Bình Thuận ngang nhiên hoạt động thách thức cơ quan chức năng

Công ty CP Thương mại dịch vụ vận tải Minh Nghĩa thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận mở bến xe ...

4 cha con trong phien toa la o binh thuan Hai ngày ở Bình Thuận, nhất định phải đi bằng hết những điểm đến thú vị này!

Khi bạn chỉ có quỹ thời gian 2 ngày ở Bình Thuận thì có thể lựa chọn từ 3-4 điểm du lịch, các địa điểm ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.