Các lễ hội mua sắm cuối năm đang và sắp diễn ra có thể cám dỗ chúng ta mua những món hàng không thật sự cần thiết. Do đó, hãy dành chút thời gian trước khi lấp đầy giỏ hàng để xác định rõ kế hoạch chi tiêu bản thân.
Dưới đây là 5 câu hỏi có thể hướng dẫn bạn.
Tôi có thật sự cần mua món này?
Hỏi bản thân có cần món đồ này không khi nó đang giảm giá không dễ nhưng cần thiết. (Ảnh minh họa: Henning Schlottmann).
Đây là câu hỏi mà cha mẹ đã từng hỏi chúng ta mỗi khi xin mua đồ chơi ngày bé. Nó cũng chính là câu hỏi mà chúng ta đặt ra cho con cái của mình. Nhưng trớ trêu, việc tự hỏi để xác định mong muốn bản thân so với nhu cầu lại là điều khó khăn.
Janenne Lackey, nhà hoạch định tài chính của Wilde Wealth, nói rằng điều quan trọng là phải trung thực và thực tế, thay vì thấy giảm giá là muốn mua.
"Đừng bị cuốn vào việc tiết kiệm tiền (nhờ giảm giá). Trước khi mua bất kì thứ gì, bạn cần ngồi xuống và nghĩ xem tại sao bạn cần nó. Bạn chỉ cần nó một lúc và vẫn sống tốt mà không có nó? Nếu như vậy, bận vẫn ổn khi không có nó", cô nói.
Một trong những giao dịch đáng cân nhắc là các thiết bị điện từ, điện gia dụng. Hãy tự hỏi có nên mua mới để thay cho thiết bị đang dùng, chỉ vì nó đang được giảm giá? Liệu thiết bị đang dùng vẫn hoạt động tốt thêm một năm nữa thì sao? Theo Lackey, mặc dù bạn đã tiết kiệm được tiền mua hàng nhưng bạn đã thực hiện một giao dịch có thể bị hoãn trong một năm nữa.
Cảnh giác với sức mạnh bí ẩn của con số 9. Nếu không nhận ra, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của bẫy tâm lí rất phổ biến này.
Trong một thử nghiệm của Đại học Chicago và Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), khách hàng có cơ hội mua một mặt hàng giá 34 USD hoặc 39 USD. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng kết quả, mọi người có nhiều khả năng mua món hàng 39 USD hơn. Các nhà nghiên cứu lí giải rằng, hầu hết mọi người liên kết con số 9 với "tiết kiệm" nên họ quyết định vội vàng do thời gian khuyến mại giới hạn.
Tương tự, hãu tự hỏi "Tôi có mua cái này không, nếu nó không giảm giá? Ashley Feinstein Gerstley, tác giả quyển "The Fiscal Femme" nói rằng các chương trình khuyến mại thành công, vì chúng ta thích cảm giác chiến thắng và giành được món hàng giá hời. Chúng ta thường không định mua gì nhưng đổi ý vì món hàng nào đó giảm 40% hay chỉ còn 60 USD. Vấn đề là, nếu bạn không có ý định nhưng vẫn mua chỉ vì giảm giá, thì bạn thật sự đã tốn thêm 60 USD.
Quần áo giảm giá dễ "quyến rũ" nhưng cũng dễ bị lãng quên trong ngăn tủ. (Ảnh minh họa: PxHere).
Bạn tìm ra 10 mẫu quần áo được giảm giá. Bạn thử tất cả chúng và thấy thật tuyệt vời. Bạn muốn sở hữu hết, cộng thêm vài món phụ kiện. Trong không khí mọi người săn hàng khuyến mại nô nức, bạn thấy tuyệt vời về quyết định xuống tiền. Tuy nhiên, vài ngày sau, chúng đã được cất đâu? Bạn thậm chí không nhớ hết các món mình từng mua.
Xem xét việc mua món hàng mang lại bao nhiêu niềm vui cho chính mình hoặc người mình tặng là rất cần thiết. Với quà tặng, một cách thể hiện sự chu đáo, nhưng chúng có thể không đáng giá nếu không hữu ích hoặc mang lại niềm vui.
Thông thường, chúng ta không nhớ một món quà cụ thể đã nhận được trong những năm qua. Tuy nhiên, chúng ta sẽ luôn nhớ đến sự ấm áp của việc bên nhau ngày lễ. Do đó, hãy dành tiền bạc để mua những vật phẩm và trải nghiệm tạo nên được những ký ức lâu dài.
Săn hàng giảm giá trực tuyến là chiến thuật tuyệt vời người bận rộn, ít có thời gian để lùng sục các kệ hàng ở điểm bán lẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khiến ta chi tiêu dễ dãi hơn.
Do đó, khi ngồi ở nhà để tham gia một lễ hội mua sắm trực tuyến, hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh khác. Nếu bạn phải thức dậy, mặc quần áo và lái xe đến cửa hàng để mua món này, bạn sẽ đi không? Nếu câu trả lời là không, tức nó không đáng để đi thì cũng hãy xóa nó khỏi giỏ hàng trực tuyến.
Cần biết rõ bạn sẽ lấy tiền từ khoản nào hay vay nợ để mua hàng giảm giá. (Ảnh minh họa: PxHere).
Trước khi bị hấp dẫn bởi giá, hãy tự hỏi có đủ tiền để thanh toán toàn bộ món hàng ngay không? Hay bạn cần cà thẻ tín dụng? Gerstley nói rằng sự hiểu biết chính xác về cách sẽ mua hàng giúp chúng ta thành công về tài chính, thay vì gánh nặng.
Theo vị chuyên gia, một trong những cách khiến chúng ta gặp rắc rối trong các lễ hội khuyến mại là mua hàng không có kế hoạch. Điều đó có thể dẫn đến việc chúng ta sẽ lấy tiền từ tài khoản tiết kiệm hoặc dùng thẻ tín dụng và trả nợ lại sau. Do đó, nên thiết lập và cân nhắc ngân sách để quyết định xem bạn có sẵn tiền để chi tiêu không.
Trước khi lao vào săn hàng, hãy cân nhắc cụ thể mục đích của mình để có chuẩn bị ngân sách hợp lí. Hãy chắc chắn rằng bạn có một ý tưởng rõ ràng về việc bạn đang mua cho ai, và người đó muốn nhận món quà gì từ bạn.
Gerley lưu ý điều này vì chúng ta sẽ rất dễ bị bội chi và mua những thứ không có nghĩa. "Và hãy nhớ rằng, chỉ vì một thứ gì đó được giảm giá không có nghĩa rằng nó là một món quà tuyệt vời", ông nói.
Tiêu dùng 11:25 | 07/12/2019
Tiêu dùng 09:00 | 02/12/2019
Tiêu dùng 18:35 | 30/11/2019
Tiêu dùng 10:23 | 30/11/2019
Tiêu dùng 07:47 | 30/11/2019
Tiêu dùng 05:43 | 30/11/2019
Tiêu dùng 19:28 | 29/11/2019
Tiêu dùng 15:33 | 29/11/2019