7 cách để kiểm soát tình trạng ngứa da

Kích ứng da có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng nó đặc biệt phổ biến trong những tháng mùa hè nóng bức. Dưới đây là một số nguyên nhân chính và cách điều trị.
Da trắng không tì vết nhờ các loại 'mặt nạ thiên nhiên' có sẵn tại nhà
4 cách giúp bạn giữ mãi làn da không tuổi

1. Kích ứng da do sử dụng kem chống nắng

Bất kỳ hóa chất nào tiếp xúc với da đều có thể gây dị ứng, đặc biệt nếu bạn đã bị tổn thương da hoặc chàm da. Vào thời điểm mùa hè trong năm, kem chống nắng là một tác nhân chính. Bởi nó chứa các thành phần gây kích ứng da như oxit kẽm hoặc titanium dioxit, giúp ngăn chặn tia UV; hay hóa chất benzophenone làm giảm tác hại của tia cực tím.

Bạn có thể bị dị ứng với một trong hai loại, nhưng dị ứng benzophenone phổ biến hơn. Bởi vậy hãy lưu ý rằng trong thời gian sử dụng nếu bạn bị phát ban ngứa ở những vùng thoa kem nhiều nhất, hãy ngừng sử dụng nó, uống thuốc kháng histamine và thử các phương pháp bảo vệ khác chống lại sự tổn hại da trước ánh nắng mặt trời. Một khi phát ban dịu xuống, hãy thử một kem chống nắng dành cho trẻ sơ sinh; chúng thường an toàn nhất.

2. Kích ứng da do sử dụng loại thuốc mới

Tình trạng ngứa da có thể là một nguyên nhân của việc dị ứng tổng hợp với nhiều loại thuốc, trong đó các thảo mộc hay thuốc không kê theo đơn của bác sĩ là một nguyên nhân phổ biến. Vùng da bị kích ứng sẽ ngứa, đỏ và trông có vẻ như bị nổi mề đay.

Nó có thể bắt đầu xuất hiện vài tuần sau khi chúng ta sử dụng một loại thuốc mới. Lúc đó, bạn nên ngừng thuốc bởi nó có thể bùng phát lại (thường tồi tệ hơn) nếu bạn tiếp tục sử dụng lại các loại thuốc đó.

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng - ngay cả khi bạn đã miễn dịch với nó. Thuốc kháng histamin (ví dụ như cetirizine), các loại kem steroid và chất giữ ẩm có thể hữu ích, nhưng cũng không thể ngăn chặn sự kích ứng này.

Kích ứng da do món ăn lạ

7 cach de kiem soat tinh trang ngua da
Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng da

Dị ứng thực phẩm có thể gây phát ban ngứa, nổi mề đay. Bạn có thể bị cảm giác ngứa ở miệng, sưng môi và vòm miệng, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và sau đó ngừng phát ban.

Các loại trái cây có lông như kiwi là một chất gây dị ứng phổ biến. Phản ứng dị ứng thường trở nên tồi tệ hơn khi xảy ra nhiều lần, nhưng nếu đó là một loại thực phẩm mà bạn không ăn thường xuyên thì khó có thể xác định. Trong trường hợp này, uống thuốc kháng histamin càng sớm càng tốt.

Thậm chí, món ăn lạ có thể gây ra một loại phản ứng dị ứng nặng rất hiếm, có khả năng đe dọa tính mạng. Bởi vậy, bất cứ ai khó thở hoặc đau rát họng liên quan đến phản ứng dị ứng đều nên đi khám bác sĩ và luôn nhớ mang thuốc chống dị ứng Adrenaline bên mình.

4. Phát ban xuất hiện do ánh sáng mặt trời

Một số loại thuốc khiến da đặc biệt nhạy cảm với tác động của ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng cực tím khác. Những loại thuốc này bao gồm tetracycline cho mụn trứng cá, chlorothiazide cho huyết áp cao và một số chất làm ngọt nhân tạo.

Bạn không bị phát ban khi lần đầu tiên dùng thuốc nhưng nó xuất hiện khi bạn ra ngoài dưới ánh mặt trời. Nó có thể trông giống như bị cháy nắng hay phát ban dị ứng. Hoặc gây ra lupus, một tình trạng lâu dài ảnh hưởng đến nhiều hệ thống của cơ thể và có thể gây ra các đốm đỏ trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều sẽ giúp cơ thể quen dần và dễ thích nghi hơn.

5. Kích ứng da chỉ vì quá nóng bức

Nhiệt độ cao gây ra phát ban ngứa khi bạn quá nóng. Nó thường không ảnh hưởng đến đầu, cổ hoặc tay chân và phổ biến hơn ở những nơi chà xát quần áo (thắt lưng bó sát hoặc dây đai).

Bí quyết là loại bỏ sự ma sát, làm mát da và dùng thuốc kháng histamine. Bên cạnh đó, nhiễm trùng da nấm có thể xuất hiện ở những chỗ ẩm ướt, nóng, như dưới ngực và ở vùng háng. Nó phổ biến hơn nếu bạn bị tiểu đường.

Phát ban có màu đỏ, thường tròn, ngứa và có thể có mùi mốc. Bạn cần giữ cho những khu vực này thoáng mát, không rửa quá nhiều và thử dùng kem chống nấm như Canesten. Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ nếu điều đó không có tác dụng.

6. Dị ứng do các loại thực vật

Phát ban ngứa chỉ xuất hiện trên cánh tay hoặc chân, thông thường do tiếp xúc với cỏ, cây tầm ma hoặc cây gây kích ứng khác gọi là viêm da tiếp xúc. Những người làm vườn, người đi bộ đường dài, người chơi gôn hay trẻ em hay chơi ở những vùng nhiều cỏ có thể xuất hiện phát ban ở những phần tiếp xúc của da, nhưng chúng thường tự biến mất mà không cần điều trị. Lưu ý, một số loài thực vật có thể gây kích ứng cho tất cả mọi người.

7. Kích ứng da do cơ địa

Chàm da có thể xuất hiện khi quá nóng, lạnh hoặc do các sợi tơ tự nhiên. Ví dụ như bệnh vẩy nến thường cải thiện trong ánh nắng mặt trời bởi các tia UV có lợi, nhưng quá nóng có thể gây phát ban và làm cho da bị ngứa. Bởi vậy sử dụng chất giữ ẩm và thuốc kháng histamine thực sự hiệu quả cho làn da nhạy cảm của bạn.

7 cach de kiem soat tinh trang ngua da Ăn thế nào để có làn da đẹp?

Ai cũng muốn có một làn da đẹp nhưng chỉ tập luyện thôi thì chưa đủ. Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp ...

7 cach de kiem soat tinh trang ngua da Bí quyết chăm sóc làn da bị dị ứng nhờ tối giản chu trình dưỡng da

Giang Thuỷ (Hà Nội) cho biết khi da bị dị ứng, việc tối giản chu trình chăm sóc da sẽ tránh da bị “quá tải” ...

7 cach de kiem soat tinh trang ngua da ‘Phụ nữ Nhật Bản chăm da như chăm con’

Người Nhật vốn nổi tiếng với những triết lí, quy tắc nuôi dạy con khiến cả thế giới ngưỡng mộ, và phụ nữ Nhật Bản ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.