Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ năm nay?

Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch nên ăn gì cho đúng với phong tục của người Việt? Bên cạnh những món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ thì vẫn còn những món ngon không hẳn ai cũng biết, ngay cả ý nghĩa của chúng.
 

Đã từ lâu, Tết Đoan Ngọ và việc “giết sâu bọ” đã trở thành truyền thống và phong tục của người Việt. Hàng năm cứ đến ngày này, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái để “giết sâu bọ”.

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu?

Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được Việt hóa thành ngày Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam. Chữ Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày Hạ Chí. Thời gian này khí dương đang thịnh nhất trong năm.

Người xưa kể rằng, tại Trung Quốc, vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị trung thần-đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

Dần dần, do ảnh hưởng nền văn hóa của nước lân cận này mà Tết Đoan Ngọ cũng trở thành ngày lễ, Tết truyền thống của một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc nhưng được biến thể cho phù hợp với văn hoa của mỗi nước.

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay
Những món ăn gắn liền với Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Zing)

Tại Việt Nam, ngày này được Việt hóa thành ngày Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên vào lúc quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái với mong muốn sẽ có một mùa bội thu. Ngoài ra, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Món bánh tro ngày Tết

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay
Một loại bánh tro ăn vào Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Dim Tu Tac)

Bánh tro được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 Âm lịch là lúc "độc trời" nhất trong năm, vì hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay
Dân gian cho rằng ăn bánh tro thì bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. (Ảnh: Zing)

Loại bánh này tưởng đơn giản nhưng không hề dễ làm, chưa kể còn có đủ loại có nhân (ngọt và mặn) hay không nhân. Người làm ra phải rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.

Cơm rượu nếp giết sâu bọ

Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ ở các hàng quán ngoài chợ và trên cả những gánh hàng rong. Món cơm rượu lâng lâng, ngây ngất bởi cái mùi thơm nồng, bởi mùi men cay khiến nhiều người mê mẩn.

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay
Cơm rượu được dùng phổ biến trong ngày này. (Ảnh: Zing)

Thứ cơm rượu này được nấu từ một loại men rượu đặc biệt tạo được vị thơm thơm, ngòn ngọt, cay cay, tê nồng nơi đầu lưỡi khi cho từng thìa vào miệng để thưởng thức. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc. Nhưng tựu chung lại, hương vị thơm ngon và hấp dẫn của món cơm rượu theo từng miền chẳng khác nhau là mấy.

Và với người Hà Nội, thì hương thơm phảng phất của thứ men lâng lâng, say đắm lòng người cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng từ cơm rượu nếp là không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ này.

Tết Đoan Ngọ ăn hoa quả đầu mùa giải nhiệt

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay
Mận là thứ quả được ưa chuộng trong dịp lễ này. (Ảnh: Eva)

Cùng với bánh tro, cơm rượu thì hoa quả đúng mùa là thứ không thể thiếu để người Việt đem cúng cũng như thưởng thức. Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải, đào. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Thịt vịt – món ăn phổ biến tại miền Trung ngày Tết Đoan Ngọ

Thịt vịt là món ăn ít ai biết trong ngày lễ giết sâu bọ nhưng ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn khá nhiều vào ngày Tết này. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay
Món vịt luộc chấm mắm ngày Tết. (Ảnh: Minh Huyền)

Những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ, các chợ của miền này thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống. Có một số địa phương ở các vùng khác, tục ăn vịt cũng được lưu truyền.

Chè trôi nước

Người miền Bắc ăn bánh trôi vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch nhưng người miền Nam lại ăn món chè trôi nước có cách làm tương tự vào ngày 5 tháng 5. Bánh trôi được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa. Theo dân gian quan niệm thì món này được làm từ gạo nếp – nguyên liệu được nhân dân ta quan niệm có khả sâu bọ rất tốt.

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay
Chè trôi nước ngày Tết. (Ảnh: lambanh365)

Cứ đến Tết Đoan Ngọ, ở Việt Nam, những món ăn để "giết sâu bọ" rất phong phú, đa dạng theo mỗi vùng miền. Nhưng dù là món ăn nào, trái cây gì, người Việt vẫn luôn hướng tới và duy trì một nét đẹp văn hóa, một thứ nét đẹp tâm linh đã trở thành truyền thống tự bao đời.

XEM THÊM

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay Cuồng nhiệt cùng World Cup tại các điểm café cho người yêu bóng đá ở Sài Gòn

World Cup 2018 đang cận kề và nhiều người hâm mộ đang đếm ngược từng ngày chờ đón lễ hội bóng đá lớn nhất hành ...

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay Hàng ngàn chiếc đèn trời rực sáng tại thánh địa Borobudur trong Đại lễ Phật đản 2018

Tối ngày 29/5 tại thánh địa Phật giáo Borobudur (Indonesia), hàng nghìn Tăng ni, Phật tử đã tham dự ngày Lễ Phật đản (nhằm ngày ...

an gi trong ngay tet doan ngo nam nay Top quán chay ngon Sài Gòn cho người sành ăn

Không phải đến những dịp lễ, mùng 1 hay ngày rằm... mà ăn chay đã trở thành thói quen của nhiều thực khách. Tại Sài ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.