Apple giảm lệ thuộc vào iPhone với hướng kinh doanh mới ước tính đạt cả nghìn tỉ USD

Giới phân tích nhận định Apple vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ trị giá 3,5 nghìn tỉ USD và giảm lệ thuộc vào mảng cốt lõi thiết bị, bao gồm iPhone và cả iPad.

Apple được cho là đang nuôi một tham vọng lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. CEO Tim Cook có lần từng cho biết mảng kinh doanh liên quan đến sức khoẻ là đóng góp lớn nhất của công ty cho thế giới.

Trong những năm gần đây, Apple đã xây dựng một đội ngũ nội bộ lớn với các bác sĩ, huấn luyện viên sức khoẻ và kĩ sư. "Táo khuyết" đã xây dựng phần mềm, phần cứng tập trung vào sức khoẻ và thậm chí đã bắt đầu thành lập những phòng khám y tế cho nhân viên của mình.

Với một chiến lược cụ thể và những bước đột phá trong y học như đo huyết áp không can thiệp, hoặc theo dõi lượng đường huyết trong máu, Apple có thể làm nhiều hơn thế.

Apple tìm ra mảng kinh doanh mới trị giá 3,5 nghìn tỉ USD, không còn sợ phụ thuộc iPhone - Ảnh 1.

Apple đang nuôi một tham vọng lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Ảnh: CNBC.

Những thành tựu của Apple?

Apple từng ra mắt một loạt các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Sản phẩm nổi bật chính là Apple Watch, và chăm sóc sức khoẻ là tính năng chính của dòng thiết bị này.

Apple Watch cung cấp tính năng theo dõi hoạt động, như đo nhịp tim, điện tâm đồ để phát hiện những bất thường trong cơ thể, phát cảnh báo khi người dùng té ngã, hay tích hợp với các ứng dụng sức khoẻ của bên thứ ba, và hơn thế nữa.

Ben Bajarin, nhà phân tích tại Creative Strategies chuyên về công nghệ tiêu dùng cho biết, Apple Watch có những tính năng khác nhau, nhưng nhìn chung, người dùng sử dụng nhiều nhất vẫn là chăm sóc sức khoẻ.

Henrik Berggren, người sáng lập một phòng khám y tế ảo có tên là Steady Health, chuyên điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, cho biết Apple Watch rất hữu ích khi theo dõi kết quả vận động và kết hợp dữ liệu từ các thiết bị theo dõi đường huyết hiện có.

Apple tìm ra mảng kinh doanh mới trị giá 3,5 nghìn tỉ USD, không còn sợ phụ thuộc iPhone - Ảnh 2.

Apple Watch sẽ là sản phẩm chủ đạo thay thế iPhone trong tương lai. Ảnh: Businesblog.

"Nhiều bệnh nhân của Steady Health đã có đồng hồ Apple Watch hoặc iPhone. Và chúng tôi sẽ xem xét những dữ liệu thu thập từ thiết bị đó, ngoài mức đường huyết và chế độ ăn uống", Henrik nói.

Không dừng lại ở đó, Phó Chủ tịch công nghệ của Apple Kevin Lynch đang làm việc để cho phép khách hàng chuyển thông tin y tế, bao gồm kết quả xét nghiệm và tiền sử bệnh tật lên chiếc iPhone của họ.

Phần mềm đó dự đoán sẽ được gọi là Apple Health Records. Tuy nhiên, nó đang gặp phải một số rào cản bởi thực tế người dùng sẽ phải nhớ tên bác sĩ, tên bệnh viện họ đã đến trong những năm gần đầy và đăng nhập vào hệ thống đó một cách riêng biệt.

Táo khuyết cũng đã phát triển bộ phần mềm dành cho các lập trình viên bên thứ ba, để xây dụng các ứng dụng y tế. Phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất là ResearchKit, giúp các nhà phát triển tuyến người sử dụng thử thông qua các thiết bị di động.

Trong nội bộ, nhân viên Apple có thể sử dụng hệ thống chăm sóc sức khoẻ được gọi là AC Wellness. Công ty có trụ sở tại California không đề cập nhiều về nó, và không rõ liệu họ có kế hoạch mở rộng các phòng khám tương tự đến với người tiêu dùng phổ thông không.

Trong đại dịch COVID-19, Apple đã hợp tác với Google để phát hành công nghệ theo dõi liên lạc cho điện thoại di động. Các nhà nghiên cứu y tế công cộng có thể sử dụng dữ liệu để xây dựng các ứng dụng theo dõi tốc độ lây lan dịch bệnh.

Xem xét về những ưu, nhược điểm

Mặc dù một số người tỏ ra lạc quan về tiềm năng của các thiết bị chăm sóc sức khoẻ, nhưng các bác sĩ khác lại cho rằng việc phân tích thông tin bệnh nhân trên các thiết bị đeo chỉ làm rắc rối thêm tình hình, và họ không được trả thêm tiền để làm những việc ấy.

Nhiều bác sĩ đã từ chối xem xét dữ liệu thu thập được trên các thiết bị đeo.

Khi John Koetsier một nhà tư vấn và là một cây viết về công nghệ, cố cố gắng chia sẻ dữ liệu trên Apple Watch cho bác sĩ của mình, anh được nhắc nhở là hãy giữ nó cho riêng mình.

John Koetsier đã tự theo dõi chế độ ăn uống, cân nặng và luyện tập. Nhưng bác sĩ của anh ấy nói rằng, ông đã có quá nhiều nguồn thông tin và cảm thấy bị quá tải.

Ngoài ra, tính chính xác của các thiết bị đeo cũng khiến nhiều người dùng đặt câu hỏi nghi vấn.

"Tôi tin tưởng tính năng theo dõi bước đi của Apple. Nhưng đo nhịp tim thì lại là một câu chuyện khác", bác sĩ Josh Emdur tại SteadyMD chia sẻ.

Emdur kể vài năm trước, một bệnh nhân từng phải nhập viện vì kết quả của Apple Watch, nhưng hoá ra nó là một cảnh báo sai.

Vị bác sĩ này thừa nhận rằng dữ liệu đã được cải thiện hơn rất nhiều kể từ thời điểm đó, và hiện ông cũng đang sử dụng đồng hồ thông minh để làm công cụ theo dõi sức khoẻ tim mạch.

Bác sĩ tim mạch tại New York, Tiến sĩ Jeffrey Wessler nói rằng Apple Watch mang lại nhiều lợi ích hơn là có hại.

"Đây thực sự là chất xúc tác cho ngành công nghiệp vì lần đầu tiên một thiết bị điện tử tiêu dùng xâm nhập vào lĩnh vực y tế lâm sàng với một khối lượng lớn", Wessler cho hay.

Thị trường trị giá 3,5 nghìn tỉ USD

Apple có thể kiếm nhiều tiền hơn từ lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ bằng cách sử dụng nó để tiếp thị và bán được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên, không dừng lại ở việc bán sản phẩm, Apple được cho là còn có nhiều cơ hội hơn để chiếm lĩnh thị trường trị giá 3,5 nghìn tỉ USD.

Táo khuyết đã hợp tác với các công ty bảo hiểm như Aetna, nơi người dùng có thể kiếm một khoản tiền kha khá từ thiết bị bằng cách tham gia vào các hoạt động luyện tập lành mạnh. 

Họ cũng đang đàm phán với một số chương trình Medicare tư nhân về việc hỗ trợ chi phí mua thiết bị đeo cho người cao tuổi.

Nếu Apple, bằng cách nào đó, có thể chứng minh rằng họ có thể cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ và giảm chi phí, đó sẽ là một cơ hội rất lớn. 

Tầm nhìn này có thể sẽ mất rất nhiều năm để đạt được, nhưng chắc chắn nó sẽ thoả mãn mục tiêu của Tim Cook là tác động lớn đến chăm sóc sức khoẻ trên toàn cầu.

Các chuyên gia đề xuất các lĩnh vực sau đây mà Apple nên đi tiếp nếu muốn thành công trong lĩnh vực này:

Theo dõi giấc ngủ tốt hơn: "Tôi rất muốn nhìn thấy nhiều hơn tính năng đó, bác sĩ Calvin Wu, một bác sĩ nội tiết tại Steady Health cho hay.

Telemedicine: Bác sĩ tim mạch Wessler tin rằng cần có một lớp trung gian giúp sàng lọc bệnh nhân. Thay vì vội vã đến phòng cấp cứu hoặc bác sĩ chuyên khoa, Apple có thể giúp người dùng tham khám trực tuyến và thậm chí cung cấp dịch vu y tế trực tuyến dựa trên video.

Tập trung vào sức khoẻ phụ nữ: Một số bác sĩ muốn theo dõi nhiều hơn về kinh nguyệt, khả năng và sức khoẻ sinh sản.

Tích hợp Apple Pay: Apple có thể sử dụng lĩnh vực thế mạnh của mình để giúp mọi người kiểm soát các chi phí y tế của mình.

Tập trung vào người cao tuổi: Apple Watch có nhiều tính năng về theo dõi sức khoẻ tim mạch, tuy nhiên Táo khuyết có thể làm nhiều hơn thế để các thiết bị của mình dễ tiếp cận hơn đối với nhóm người cao tuổi.

Ngoài ra, Apple có thể thêm nhiều tính năng chăm sóc sức khoẻ hơn vào AirPods, tích hợp nhiều hơn với các thiết bị y tế khác và theo dõi hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm sử dụng của người dùng.

"Hãy tưởng tượng khi bạn chụp hình một thực phẩm nào đó, và thuật toán gíup bạn nhìn thấy có những chất gì trong đó. Đây là một vấn đề thực sự khó khăn, nhưng nếu ai đó có thể giải quyết nó, đó có lẽ sẽ là Apple", ông Berggren, chia sẻ.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.