Xu hướng ung thư vú tăng do nâng ngực | |
9 thói quen có thể dẫn đến ung thư | |
7 triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ dù còn trẻ chị em cũng không được bỏ qua |
Theo thống kê, có khoảng 1/8 phụ nữ Mỹ mắc bệnh ung thư vú. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có khoảng 330.000 người mắc bệnh. Một trong những phương án điều trị hàng đầu là phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư, bao gồm cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ vú.
(Ảnh:Respectful Insolence) |
Nguy cơ bệnh tái phát trong 12 đến 18 tháng đầu tiên sau khi phẫu thuật là rất cao và thường thấy. Để tìm hiểu và lí giải về vấn đề này, các bác sĩ đã dành hàng chục năm để nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ thấy được có sự liên quan giữa việc phẫu thuật và sự di căn của tế bào ung thư nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào lí giải được nguyên nhân là gì. Một số chuyên gia thì cho rằng việc tái phát bệnh là quá trình tiến triển tự nhiên của một số bệnh nhân.
Trong một nghiên cứu được xuất bản tại tờ Science Translational Medicine, các nhà nghiên cứu tại MIT đã đưa các tế bào ung thư vào chuột thí nghiệm để xem xét nguyên nhân gì dẫn đến tái phát khối u sau khi phẫu thuật. Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật khối u thì kích thước khối u và tỉ lệ mắc bệnh ở những chú chuột này tăng lên đáng kể, ngay cả khi vị trí phẫu thuật không gần vết tiêm. Từ đó, họ kết luận rằng sự di căn có thể xuất hiện trong quá trình vết thương lành.
(Ảnh:TheHealthSite.com) |
Robert Weinberg, nhà sinh vật học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, người đã trải qua nhiều năm nghiên cứu sự lây lan của bệnh ung thư nói: “Mặc dù đây không phải là cuộc giải phẫu thực sự, nhưng các phản ứng để chữa lành vết thương là thật. Để làm lành vết thương, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt các tế bào di chuyển, phân chia đến vị trí bị thương và các mạch máu phát triển.”
Cơ chế này làm cản trở hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, làm cho các tế bào này di chuyển khắp cơ thể và tạo nên các khối u mới.
Sau khi xác định được mối quan hệ giữa quá trình chữa lành vết thương và tế bào ung thư di căn, nhóm của Weinberg đã sử dụng các loại thuốc chống viêm như meloxicam cho các con chuột thí nghiệm và loại thuốc này cũng kìm hãm sự lan rộng của các tế bào ung thư trong suốt quá trình hồi phục, giảm thiếu tối đa sự tái phát bệnh mà không cản trở quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Nghiên cứu này có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu tác dụng của các loại thuốc chống viêm trong việc giảm sự lây lan của tế bào ung thư.
Trong một cuộc nghiên cứu khác vào năm 2012, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, bệnh nhân ung thư vú có sử dụng thuốc chống viêm ketorolac có nguy cơ tái phát bệnh ít hơn 5 lần so với những người không sử dụng. Weinberg cho biết, một vài bác sĩ e ngại cho các bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm vì chúng có thể gây chảy máu sau phẫu thuật, nhưng hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị vấn đề này.
(Ảnh:Hello Bacsi) |
Gần đây, nhà khoa học Andrew Chan (Đại học Harvard - Mỹ), người nghiên cứu mối quan hệ giữa ung thư và aspirin cho thấy aspirin có thể hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư so với các thuốc chống viêm khác. Weinberg nói thêm rằng hệ thống miễn dịch kiểm soát các tế bào lan truyền chỉ là một cơ chế hoạt động của cơ thể để ngăn ngừa sự phát triển của khối u, và ông đang tiếp tục tìm kiếm và nghiên cứu các cơ chế khác. Ông nói: “Đây là một bước đi quan trọng đầu tiên để khám phá tầm quan trọng tiềm ẩn của cơ chế hoạt động này của cơ thể trong chữa trị ung thư.”
Niềm tin mới cho phụ nữ được chẩn đoán mắc phải 'gen Jolie' | |
Loại thuốc này có thể giảm nguy cơ ung thư gan | |
Dùng thuốc Aspirin - Sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết |
Lối sống 09:45 | 18/04/2019
Lối sống 19:59 | 24/03/2019
Lối sống 07:15 | 09/01/2019
Lối sống 04:20 | 26/12/2018
Lối sống 23:00 | 18/10/2018
Lối sống 00:00 | 24/08/2018
Lối sống 13:05 | 21/07/2018
Lối sống 07:00 | 21/07/2018