Ngày 15/12/2018 tới đây, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình trong khuôn khổ giải đấu AFF Cup 2018.
Trước đó, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Malaysia trong khuôn khổ bảng A, AFF Cup 2018 bên cạnh những bàn thắng, những pha bóng quyết liệt còn là những quả pháo sáng được đốt lên ngay trong sân.
Điều đáng nói là vấn đề pháo sáng đã nhiều lần được đề cập trước trận đấu này. VFF thậm chí thông báo với người hâm mộ rằng Việt Nam có thể bị phạt rất nặng nếu cổ động viên đốt pháo, thậm chí đội tuyển sẽ bị tước quyền đá sân nhà.
Vậy, quy định của pháp luật nói chung và VFF nói riêng có những chế tài nào để ngăn chặn hành vi đốt pháo sáng trên sân bóng đá?
Ảnh minh họa. (Nguồn: Thanh niên). |
Theo chỉ thị số 406-TTg ngày 8/8/1994 của Thủ tướng về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo (còn hiệu lực thi hành): “Kể từ ngày 1/1/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa)”.
Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009, Chính phủ đã quy định cụ thể hơn về quản lý, sử dụng pháo.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, các loại pháo sau đây được phép sử dụng:
1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ”.
Tuy nhiên Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo không phải áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức mà áp dụng cho những đối tượng tại Điều 2 như sau: “Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, tàng trữ và sử dụng các loại pháo, thuốc pháo”.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì các loại pháo thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh.
Như vậy, cá nhân không thuộc đối tượng tại Điều 2 Nghị định 36/2009/NĐ-CP nêu trên thì không được phép tàng trữ, mua bán, sử dụng,… các loại pháo.
Về mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng pháo trái phép, điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép...
Ngoài ra, nếu người đốt pháo gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác còn có thể bị truy cứu về tội danh tương ứng với hậu quả do hành vi đốt pháo gây ra.
Theo Điều 68 của Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số: 72/QĐ-LĐBĐVN, ban tổ chức trận đấu để xảy ra sự việc đốt lửa, đốt pháo nổ các loại, thuốc pháo nổ hoặc để xảy ra các sự việc khác trong sân vận động gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác, thì sẽ bị phạt tiền 20 triệu đồng.
Phạt từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng trong các trường hợp sau:
- Vi phạm nhiều lần trong trận đấu.
- Vi phạm liên tục, kế tiếp trong nhiều trận đấu.
Vi phạm đã bị xử lý kỷ luật nhiều lần nhưng vẫn tái phạm thì bị xử lý bằng hình thức thi đấu trên sân nhà không có khán giả hoặc rời đến sân trung gian.
Nếu lỗi do cổ động viên của đội khách gây ra thì đội khách sẽ bị xử lý kỷ luật như trên.
Đưa người không có vé vào sân xem trận Việt Nam vs Philippines bị xử lý thế nào?
Trong khi đang làm nhiệm vụ, tổ công tác của Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện có một số người không ... |
Vụ bảo vệ VFF 'phe vé' Việt Nam vs Philippines: 420 vé bị thu giữ được xử lý thế nào?
Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải ... |
'Phe vé' trận bán kết lượt về AFF Cup 2018 có thể bị xử lý thế nào?
"Phe vé" là cụm từ không được định nghĩa trong luật, tuy nhiên có thể hiểu "phe vé" là hành vi mua một lượng vé ... |