Tình yêu giữa những người đồng tính là một loại tình cảm đặc biệt. Cuộc sống hôn nhân của họ càng có nhiều điều thú vị hơn. Trong gia đình, mỗi người sẽ đảm nhận một vai trò và phụ trách một số công việc nhà phù hợp. Cả hai cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau để dựng xây nên một mái ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, sự phân chia ấy có gì khác biệt so với các cặp vợ chồng bình thường?
Các cặp vợ chồng dị tính: Phân chia công việc theo yếu tố “nam tính” và “nữ tính”
Gary Becker, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, đã đề xuất một lý thuyết cho rằng hôn nhân là đề cao tính hiệu quả. Như một “quy tắc” từ lâu, người chồng sẽ phụ trách kinh tế trong gia đình, vợ là người sẽ chăm sóc con. Tuy nhiên, khi phụ nữ ngày càng năng động và linh hoạt hơn với nhiều vai trò trong xã hội, hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi sự đồng hành của cả hai vợ chồng.
Dù vậy, ngay cả khi phụ nữ làm việc và kiếm được nhiều tiền hơn chồng, họ vẫn phải làm rất nhiều công việc nhà. Các nhà khoa học xã hội đã giải thích rằng các công việc được phân chia chủ yếu dựa trên giới tính. Công việc “nữ tính” chủ yếu là các việc làm thường xuyên như nấu ăn, dọn dẹp, giặt ủi và chăm sóc các con. Công việc của phái mạnh gồm những hoạt động ngoài trời và ít thường xuyên hơn như lấy rác, cắt cỏ hoặc rửa xe.
Các cặp đôi dị tính thường phân chia công việc theo giới tính: chồng sẽ là người làm các việc nặng nhọc trong khi người vợ sẽ chăm sóc con và làm việc nhà. (Ảnh: Unsplash) |
Các cặp vợ chồng đồng tính: Phân chia công việc theo sở thích, khả năng
Nghiên cứu gần đây cho thấy các cặp đôi đồng tính cũng có sự phân chia công việc tương tự như các đôi vợ chồng khác nhưng có phần công bằng hơn. Không dựa trên yếu tố giới tính, họ chia việc theo sở thích và khả năng của mỗi người. Sarah Pruis, người đang chăm sóc 5 đứa con ở Cheyenne, Wyo chia sẻ: “Đối với tôi, việc lựa chọn ở nhà và chăm sóc gia đình sẽ dễ dàng hơn so với việc cả hai chúng tôi cùng ra ngoài làm việc và ngồi phân công ai sẽ làm công việc gì. Điều đó dường như không thể”.
Cô Pruis (41 tuổi) đã từng kết hôn với một người đàn ông và có năm người con trước khi tìm thấy người phụ nữ của cuộc đời mình, Jacque Stonum (34 tuổi). Stonum đang làm việc toàn thời gian với tư cách là một đội trưởng trong Vệ binh Quốc gia Wyoming Air. Pruis từng ở nhà chăm sóc con trong cuộc hôn nhân đầu tiên nên cô sẽ tiếp tục vai trò “bà chủ gia đình” của mình.
Stonum nói: “Chúng tôi dành thời gian trò chuyện nhiều hơn và có ít cuộc cãi vả về việc ai sẽ làm gì. Tôi cảm thấy may mắn vì Pruis tạo điều kiện cho tôi tập trung vào sự nghiệp của mình”. Câu chuyện giữa Pruis và Stonum khá phổ biến trong các cặp đồng tính. Trong nhóm các bà mẹ đồng tính nữ mà Abbie Goldberg, một giáo sư tâm lý tại Đại học Clark đã nghiên cứu, hầu hết các bà mẹ không thể làm những việc như cho con bú sẽ cố tình đảm nhiệm các trách nhiệm khác, như nấu ăn, làm việc nhà.
Các cặp đôi đồng tính nữ sẽ phân chia việc nhà theo khả năng của mình. (Ảnh: gcn.ie) |
Dorian Kendal và Jared Hunt đã kết hôn được 4 năm và hiện sống ở San Francisco. Dorian và Kendal chia sẻ họ phân chia công việc gia đình dựa trên sở thích cá nhân. “Tôi ghét nấu ăn, vì vậy Dorian sẽ luôn là người vào bếp”, Hunt tiết lộ. Kendal cũng xác nhận: “Jared không bao giờ nấu ăn. Còn tôi không thích giặt ủi, Jared sẽ làm điều đó thay tôi. Tôi cảm nhận mình được yêu thương khi tôi tìm được người nổi giận chỉ vì tôi làm điều mà tôi ghét nhất”.
Khi họ nhận con nuôi, Hunt quyết định ở nhà trong một năm. Sự nghiệp của anh bắt đầu chuyển đổi, từ công việc múa ba lê sang thiết kế nội thất. Dorian, một nhà điều hành công nghệ, kiếm được nhiều tiền hơn. “Đây không phải là một sự phân chia theo “nam tính” hay “nữ tính”. Nó chỉ đơn giản là những gì chúng tôi làm vì mái ấm của mình”, Hunt chia sẻ.
Dorian và Jared phân chia việc nhà theo sở thích của mỗi người. (Ảnh: Jason Henry) |
Dorian và Jared luôn ưu tiên hạnh phúc của con và sự êm ấm của gia đình lên hàng đầu. (Ảnh: Jason Henry) |
Công bằng không phải là khái niệm tuyệt đối
Các nghiên cứu cho thấy, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân không phụ thuộc vào việc các công việc có được phân chia 50/50 hay không. Đối với các cặp vợ chồng đồng tính nam và đồng tính nữ, ngay cả khi họ không phân chia lao động như nhau, họ vẫn nhìn nhận đấy là cách chia công bằng, nhất là khi họ thấu hiểu và trân trọng nửa kia.
Ngay cả khi công việc không được phân chia đồng đều, họ vẫn cảm thấy hài lòng vì có thể giúp đỡ người mình yêu. (Ảnh: Kat Rollings) |
Abbie Goldberg, giáo sư tâm lý tại Đại học Clark cho biết: “Bình đẳng là vô nghĩa vì nó không tồn tại trong thực tế cuộc sống. Sự thật là các cặp đôi đồng tính vẫn phải vật lộn với những khó khăn tương tự như các cặp đôi dị tính. Khi nhận nuôi một đứa trẻ, sẽ có một số lượng công việc không tên xuất hiện”.
Thật vậy, bạn sẽ không thể lập ra một bảng phân chia công việc đồng đều nhau một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, đối với các cặp đôi đồng tính, họ hiểu rằng công bằng không phải là khái niệm tuyệt đối. Họ cảm thấy hài lòng khi được giúp vợ hoặc chồng của mình bằng những công việc phù hợp. Họ không dành thời gian so sánh khối lượng công việc với đối phương. Với họ, điều quan trọng nhất vẫn là xây dựng hạnh phúc gia đình.
XEM THÊM
Chuyện tình yêu xa của chàng đồng tính đẹp trai: ‘Đang nói chuyện vui cười tự nhiên nước mắt rơi’
Cặp đôi đồng tính nam Tô Tuấn Thanh và Huỳnh Thái Cường rất nổi tiếng trong cộng đồng LGBT với chuyện tình đẹp như mơ. ... |
Gần một nửa số nam giới đồng tính là nạn nhân của bạo lực gia đình
Tỉ lệ nam giới đồng tính bị bạo lực về cả thể chất và tình dục đặc biệt là từ những người thân thiết khiến ... |
Câu chuyện kì lạ về người đàn ông mang bầu
Đàn ông có thể mang bầu được không? Chắc hẳn đa số câu trả lời là không. Nhưng đọc xong bài viết này bạn sẽ ... |
Câu chuyện xúc động về người mẹ chuyển giới: 'Đừng gọi mẹ con là pê đê'
Có con là niềm mong mỏi và hạnh phúc lớn lao của những người thuộc cộng đồng LGBT. Nhưng họ vẫn luôn trăn trở rằng ... |
Rơi nước mắt với dòng tin nhắn của mẹ gửi con trai đồng tính
Một chàng trai đồng tính đã rất lo lắng khi công khai xu hướng tính dục và giới thiệu người yêu với gia đình. Thế ... |
LGBT 17:16 | 13/06/2019
LGBT 16:13 | 13/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 16:48 | 10/06/2019
LGBT 09:52 | 09/06/2019
LGBT 09:49 | 09/06/2019
LGBT 17:26 | 07/06/2019