Các tổ chức quốc tế liên tục chỉ ra những điểm sáng của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Theo Ngân hàng thế giới, Kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại sau khi các biện pháp cách li xã hội được nới lỏng. Trong khi đó, theo đánh giá của tờ The Economist, Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế an toàn sau đại dịch Covid - 19.

 Tuần qua, một loạt tổ chức nước ngoài đã liên tục có những đánh giá tích cực về sự khởi sắc của kinh tế Việt Nam sau 2 tuần Chính phủ nới lỏng cách li xã hội.

Vào giữa tuần, Ngân hàng thế giới đã công bố bản tin cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, tháng 5/2020. Ngân hàng thế giới nhận định điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam đó là có thể khởi sắc trở lại khi các lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng từ ngày 23/4.

Cụ thể, WB đánh giá Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt được tăng trưởng dương trong năm 2020, và chịu tác động từ đại dịch thấp hơn các nước khác. Dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay ở mức 2,7% - 4,9%, mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Trong trung hạn, Ngân hàng thế giới cho biết kinh tế Việt Nam vẫn có triển vọng thuận lợi, do nhu cầu trong nước và xuất khẩu vẫn ở mức cao.

Ngân hàng thế giới: Kinh tế Việt Nam an toàn sau đại dịch, có thể khởi sắc trở lại - Ảnh 1.

Ngân hàng thế giới nhận định kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại sau khi các biện pháp cách li xã hội được nới lỏng. (Ảnh: VnTrip).

Trong khi đó Fitch Ratings đã điều chỉnh triển vọng kinh tế của Việt Nam từ mức tích cực sang mức ổn định, và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB.

Nguyên nhân được giải thích là do tác động leo thang của đại dịch Covid - 19 đối với nền kinh tế trong các lĩnh vực xuất khẩu và du lịch, cũng như sức cầu trong nước yếu đi.

Ngoài ra, theo bảng xếp hạng sức khỏe tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi của tờ The Economist, Việt Nam đang được xếp thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch Covid - 19 nhờ các chỉ số tài chính ổn định.

Bảng xếp hạng của tạp chí The Economist dựa trên 4 chỉ số sức mạnh tài chính, bao gồm nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối. Theo đó, hơn 30 nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với áp lực lớn, tệ nhất là Lebanon và Venezuela.

Trong nhóm các nền kinh tế an toàn, Botswana đứng đầu, tiếp theo là Đài Loan và Hàn Quốc. Việt Nam xếp thứ 12 sau Trung Quốc và Guatemala. Việt Nam không có chỉ số nào thuộc diện "báo động đỏ".

Liên quan đến tình hình phục hồi sau dịch bệnh, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có tới 85,7% số doanh nghiệp trên cả nước chịu tác động của dịch Covid - 19, trong đó tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng và miền Trung.

Những khó khăn doanh nghiệp gặp phải phổ biến như: thị trường tiêu thụ giảm mạnh, xuất khẩu hàng hoá bị ngưng trệ, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, thiếu hụt nguồn vốn trả lương cho công nhân và trả lãi ngân hàng.

Phân nửa số doanh nghiệp đã phải chọn các giải pháp cắt giảm chi phí như sa thải lao động, giãn nghỉ luân phiên,… để cầm cự.

Trong dịch bệnh, cũng xuất hiện nhiều điểm sáng, khi có tới 52% doanh nghiệp sử dụng internet để hoạt động. Tỉ lệ chủ động tìm cách hàng mới, thị trường mới cũng tăng từ 7% lên 16% trong tháng 4/2020.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.