Các trung tâm thương mại sẵn sàng mở cửa trở lại

Ngày 22/4, Chính phủ sẽ ban hành quyết định có hay không tiếp tục cách li xã hội tại các tỉnh, TP. Ngay từ bây giờ, các trung tâm thương mại và doanh nghiệp đã lên phương án hoạt động trở lại.

Từ ngày 15/4, một số tỉnh, TP được xếp loại có nguy cơ lây nhiễm dịch thấp đã cho phép trung tâm thương mại (TTTM) hoạt động. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch được yêu cầu đảm bảo nghiêm túc, các khu vực vui chơi giải trí cũng bị hạn chế.

Trung tâm thương mại lên phương án hoạt động hoặc tiếp tục đóng cửa sau 22/4

Đến nay, 7 TTTM của Vincom tại Long An, Lâm Đồng, Cà Mau, Hậu Giang, Trà Vinh, Ninh Thuận và Hải Dương đã đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đây là những địa phương nằm trong nhóm nguy cơ thấp theo phân loại của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 hôm 15/4.

Tương tự, tại Bình Dương, Aeon Mall Bình Dương Canary cũng đã được phép mở cửa một số gian hàng cần thiết và có mong muốn hoạt động. Tại những TTTM này, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo giãn cách xã hội được yêu cầu đảm bảo nghiêm túc.

Các trung tâm thương mại sẵn sàng mở cửa trở lại - Ảnh 1.

Các TTTM cho biết sẽ tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi hoạt động. (Ảnh: Vincom).

Trong khi đó, khó khăn đến với những TTTM tại các địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao, tiêu biểu như các TTTM đơn lẻ ở Hà Nội, TP HCM, hay hệ thống Parkson đóng cửa toàn bộ 4 TTTM tại TP HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Mặc dù vậy, các đơn vị này cho biết đã sẵn sàng hoạt động sau ngày 22/4, nếu được sự cho phép từ Chính phủ. Chia sẻ với Zing, đại diện Aeon Mall khẳng định suốt thời gian qua, đội ngũ nhân viên đã thường xuyên phối hợp với các gian hàng kiểm tra an ninh và an toàn, tăng cường vệ sinh, đặc biệt là các vị trí tiếp xúc nhiều để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại.

"Khi hoạt động trở lại, tất cả nhân viên đều phải kiểm tra thân nhiệt và khử trùng tay trước khi làm việc và đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc. Chúng tôi cũng bố trí máy đo thân nhiệt và cồn khử trùng ở các lối ra vào của khách, đồng thời sẽ có các nhân viên thường trực ở những khu vực này để kịp thời hỗ trợ khách hàng khi cần", đại diện Aeon Mall chia sẻ.

Tuy nhiên, trong trường hợp các địa phương thực hiện cách li xã hội lâu hơn, doanh nghiệp này cho biết sẽ xem xét tạo điều kiện tốt nhất để khách thuê cung cấp các dịch vụ linh hoạt như bán hàng qua mạng, qua điện thoại...

Doanh nghiệp thuê mặt bằng TTTM đã sẵn sàng

Ông Mai Triều Nguyên - Giám đốc hệ thống cửa hàng công nghệ Mai Nguyên tại TP HCM, cho biết đặc thù hàng hóa công nghệ không gặp nhiều khó khăn, chỉ mất 1 buổi để vận chuyển từ kho, hoặc các chi nhánh khác. Về phía lao động, hiện các nhân viên đã có mặt tại TP HCM từ ngày 15/4 theo kế hoạch mở cửa ban đầu, do đó cũng không quá lo ngại.

Mặc dù vậy, ông vẫn hi vọng chính quyền sớm có quyết định chính thức, để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất. Ông dẫn lại ngày 15/4 vừa qua, Mai Nguyên rơi vào trạng thái bị động vì phải đến 19h, thậm chí 22h mới nhận thông báo tiếp tục đóng cửa từ các TTTM, gây khó khăn trong việc di chuyển và chỗ ở cho nhân viên.

Tuy nhiên, theo ông, các TTTM cũng ở tình thế bị động không kém, và họ đã cố gắng hết sức để hỗ trợ đối tác. Ông cho biết đã được Saigon Centre và Vincom Landmark81 thông báo miễn tiền thuê mặt bằng, còn SC VivoCity đang xem xét.

Hiện tại, Aeon Mall đang hỗ trợ miễn giảm tiền thuê cho các gian hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cũng như các gian hàng phải tạm thời đóng cửa. Còn VinGroup, Hưng Thịnh Phát và nhiều chủ TTTM khác cũng có nhiều động thái hỗ trợ các doanh nghiệp thuê mặt bằng từ khi dịch bệnh mới bùng phát.

Tuy vậy, ông Nguyên vẫn bày tỏ lo lắng về lượng khách trở lại các cửa hàng, TTTM trong giai đoạn này, khi nguy cơ về dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn kết thúc.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vui chơi giải trí, dù TTTM được cho phép mở cửa, họ cũng chưa rõ bao giờ mới được kinh doanh trở lại. Đến nay, theo ông Khánh Nguyễn - đại diện truyền thông của CGV Việt Nam, toàn bộ rạp chiếu phim trong hệ thống còn đóng cửa theo chỉ đạo của Chính phủ.

Do đó, bên cạnh việc được hỗ trợ tiền thuê mặt bằng từ phía TTTM, ông hi vọng được Chính phủ hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về thanh toán (tái cấu trúc nợ, miễn, giảm, gia hạn thời gian đóng các loại thuế, phí, bảo hiểm, thu nhập người lao động) và có các chính sách bình ổn hoạt động, như đơn giản hóa thủ tục duyệt phim, hỗ trợ quảng bá phim ảnh đến công chúng...

Vừa qua, tập thể các doanh nghiệp bán lẻ, F&B cũng gửi đơn kiến nghị lên Chính phủ và các bộ, ngành, đề xuất xác nhận dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng, mong được hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về tài chính và chấp thuận hoạt động mua bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi và mua hàng mang đi trong thời gian cách li.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Các chuyên gia hàng đầu tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 sẽ nhận định gì về bất động sản năm tới?
Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 - VIF 2025, các chuyên gia, tên tuổi hàng đầu sẽ cập nhật, đánh giá về tình hình thị trường, các chính sách mới và các yếu tố khác tác động đến bất động sản thời gian tới, đồng thời gợi mở chiến lược, các ý tưởng đầu tư tiềm năng cho giai đoạn 2025 – 2027.