Cho trẻ bú mẹ là phương pháp nuôi dưỡng con khoa học nhất trong giai đoạn ban đầu. Sữa mẹ không chỉ giúp cho sự phát triển về thể chất mà cả thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của bé. Tuy nhiên bé không thể bú sữa mẹ mãi mãi, liệu rằng việc cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt?
Dù sữa mẹ là loại thức ăn dinh dưỡng hoàn hảo, nhưng đến một độ tuổi nhất định, bé cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua các thực phẩm khác. Nếu bạn không kịp thời cai sữa cho trẻ, có thể làm giảm khả năng miễn dịch của bé, khiến bé chậm phát triển. Ngoài ra khi cai sữa cũng phải cai sữa đúng cách và lựa chọn thời điểm phù hợp. Vậy cai sữa cho trẻ thế nào mới là khoa học?
Cho con bú tối đa bao lâu?
Nuôi con bằng sữa mẹ lâu nhất không nên quá 2 năm. Nếu cho con bú sữa mẹ lâu hơn thời gian đó, thì chỉ coi sữa mẹ như thức uống bổ sung, bên cạnh các món ăn chính khác. Thời gian cai sữa tốt nhất là khi bé khoảng 1,5 tuổi. Nếu trong giai đoạn này, bé vẫn ăn các loại thực phâm khác thì có thể trì hoãn thời gian cai sữa lâu hơn. Nhưng muộn nhất cũng không quá 2 tuổi. Nếu sức đề kháng của bé không tốt, cơ thể không khỏe mạnh, mẹ có thể trì hoãn việc cai sữa đến sau 2 tuổi.
Mùa nào cai sữa là khoa học nhất?
Tốt nhất nên cho bé cai sữa vào mùa xuân hoặc thu, nếu không bé sẽ rất dễ mắc bệnh. Khí hậu mùa xuân và thu mát mẻ, nên đây sẽ là thời điểm cai sữa phù hợp, bé sẽ thích ứng với thay đổi nhanh hơn. Không nên cai sữa cho bé vào 2 mùa còn lại, vì sẽ tăng nguy cơ bị tiêu chảy, cảm lạnh, sốt và các bệnh khác.
Cách cai sữa
Việc cai sữa cho bé không phải nói ngừng là ngừng ngay được, mà đó là cả quá trình gian khổ và đầy mâu thuẫn. Cai sữa là quá trình giảm sự phụ thuộc của trẻ vào việc bú mẹ một cách từ từ, dần dần. Trong quá trình này, mẹ có thể giảm dần số lần cho con bú, giảm thời gian cho bú. Đồng thời, mẹ dần thêm vào các món ăn bổ sung cho con, ví dụ sữa bò thay thế. Với cách làm tự nhiên này, có thể hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng của việc cai sữa tới bé.
Không nên chọn cách làm quá dứt khoát, nói cai là cai dứt điểm ngay. Như vậy không chỉ cơ thể mẹ chưa thích ứng được, mà bản thân bé cũng sẽ có những phản ứng tiêu cực. Quá trình cai sữa cần cho bé thời gian để thích ứng, cơ thể mẹ cũng thích ứng dần sự thay đổi, có thời gian hồi phục.
Dù các mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng cho giai đoạn cai sữa này, vẫn không tránh khỏi nhiều trường hợp bé khóc lóc, khổ sở vì đòi sữa. Trong những trường hợp như vậy chúng ta nên xử lý thế nào?
Nếu là ban ngày, khi con khóc bố mẹ có thể đưa con ra ngoài chơi, đồng thời mang theo một vài loại thức ăn mà bé thích.
Nếu là buổi tối, không nên cho trẻ bú mẹ ngay, vì như thế sẽ hình thành thói quen khiến việc cai sữa càng khó khăn hơn. Lúc này mẹ hãy tìm cách hướng sự chú ý của bé sang vấn đề khác, chơi đồ chơi, xem tranh ảnh... Tốt nhất nên để bố dỗ trẻ thì dễ hơn.
Ngoài ra ban ngày khi cho bé ăn thức ăn bổ sung nên cho ăn thực phẩm bổ dưỡng. Khi cơ thể bé đủ chất, sẽ giảm nhu cầu đòi sữa mẹ và thèm sữa.
Việc cai sữa không phải một sớm một chiều đã có thể thành công. Vì vậy, các mẹ cần có sự chuẩn bị kỹ càng cho "cuộc chiến" lâu dài này.
Khôi Nguyên
(Theo Toutiao)
Đô thị 17:38 | 11/03/2020
Lối sống 13:10 | 18/05/2019
Lối sống 10:50 | 25/04/2019
Lối sống 11:00 | 18/07/2018
Lối sống 07:03 | 25/06/2018
Lối sống 09:05 | 28/02/2018
Lối sống 03:20 | 27/02/2018
Lối sống 07:53 | 23/02/2018