Cần có giải pháp hạn chế qui hoạch 'treo'

Đó là một trong những nội dung được đưa ra tại buổi thảo luận tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 23/3 liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng.

Tại phiên họp thứ 43, chiều 23/3, UB Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.  

Đa số ý kiến tại phiên họp tán thành sự cần thiết ban hành Luật cùng với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật. Trong đó, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh, sửa đổi toàn diện Luật gồm cả những vấn đề mang tính cấp bách như thanh tra xây dựng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu...

Xem xét dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng gồm vấn đề thanh tra xây dựng, làm rõ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Một số ý kiến khác cho rằng phải bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa việc sửa đổi Luật Xây dựng với các luật khác như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Qui hoạch đô thị, Luật Qui hoạch… và các dự án Luật đang trình Quốc hội cho ý kiến tại kì họp này.

Ngoài ra, cần có giải pháp hạn chế qui hoạch “treo”, cần cấp phép xây dựng có thời hạn trong các khu đất có qui hoạch chậm triển khai để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị liên thông, đồng bộ hóa các luật có liên quan về cùng một nội dung thẩm định, cấp phép và làm rõ nội dung về trách nhiệm trong hoạt động thẩm định nhằm tránh thủ tục thẩm định phức tạp, kéo dài.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, Thường trực Uỷ ban nhất trí với đa số ý kiến, tán thành sự cần thiết ban hành Luật cùng với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật.

Xem xét dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng gồm vấn đề thanh tra xây dựng, làm rõ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng - Ảnh 2.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Theo ông Dũng, một số ý kiến đề nghị cần cải cách thủ tục hành chính đối với qui trình thẩm định cấp phép xây dựng, đặc biệt là các công trình nhà ở riêng lẻ. 

Cần phân cấp mạnh hơn cho địa phương. Đề nghị làm rõ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Hiện nay, theo dự thảo Luật, việc cấp phép xây dựng tất cả các công trình xây dựng đều đã được phân cấp cho địa phương.

Ông Dũng cũng cho rằng nhằm cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thuận tiện, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp, tại Điều 89 của Luật Xây dựng, các đối tượng miễn giấy phép được rà soát phù hợp với nguyên tắc tích hợp hai thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng và cấp phép xây dựng. Theo đó, tất cả các công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được miễn giấy phép xây dựng.

Đối với công trình phải thực hiện cả hai thủ tục thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng theo Luật hiện hành, dự thảo Luật qui định tích hợp một số nội dung thẩm định thiết kế xây dựng đồng thời trong bước cấp phép xây dựng làm giảm tổng thời gian thẩm định, cấp phép xây dựng công trình. 

Thường trực Ủy ban và Ban soạn thảo cũng thống nhất rà soát, chỉnh nội dung của dự thảo Luật nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.