Ngày 9/4/2018, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Toạ đàm “Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình năm 2017” do Hội điện ảnh Việt Nam tổ chức. Đây là một trong những hoạt động nhằm hướng tới Lễ trao giải Cánh diều vàng sẽ được tổ chức vào ngày 15/4 tới đây.
Năm nay, số lượng tác phẩm dự thi gồm 117 phim, trong đó có 13 phim điện ảnh, 16 phim truyền hình, 13 phim hoạt hình, 34 phim tài liệu, 9 phim khoa học, 32 phim ngắn cùng 4 công trình nghiên cứu lý luận điện ảnh.
Giải Cánh diều năm nay vẫn tiếp tục giữ tiêu chí: đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực. 2018 là năm đầu tiên Cánh diều có phim remake (phim làm lại theo kịch bản nước ngoài), tuy nhiên các phim remake sẽ không tham gia tranh Cánh diều vàng, Cánh diều bạc và Bằng khen. Các thành phần sáng tạo cá nhân trong các phim làm lại như biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên sẽ được trao giải.
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. |
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn – thành viên Ban giám khảo chia sẻ cảm nghĩ sau những ngày chấm thi: “Loạt phim tham gia “Cánh diều vàng” năm nay, tôi nghĩ có thể tóm gọn trong 2 từ: hung và dữ: hung bạo trong thái độ sống, còn dữ dội trong cách đặt vấn đề, xử lý vấn đề. Nhiều phim đã làm tới bến - đẩy tình huống, tính cách nhân vật đến tận cùng, tới số – về thân phận, con người, tới tầm – về đẳng cấp, tầm vóc nghệ thuật. Tuy nhiên, nhiều phim có tính bạo lực từ ứng xử, lời nói, thái độ sống mà có thể gọi nôm na là bị ảnh hưởng từ “văn hoá phương Tây”.
Còn NSND - đạo diễn Đào Bá Sơn đặt ra vấn đề về phim remake và phim mua kịch bản gốc. Ông gay gắt: “Không chấm phim remake vì sự sáng tạo gần như không có. Thậm chí nhiều phim remake bắt chước phim gốc đến cả góc quay, tạo hình nhân vật. Mặc dù khán giả có nhiều lựa chọn hơn nhưng về mặt học thuật thì phim remake có thể ví như bản photo. Tuy nhiên, phim remake khác với kịch bản gốc, tức là khi anh mua kịch bản anh phải Việt hoá nó, những phim ấy thì vẫn nên chấm vì nó mang hồn cốt, bóng dáng Việt. Không thể chấm cái gì không có sự sáng tạo”.
NSND - đạo diễn Đào Bá Sơn. |
Hiện nay, điện ảnh thị trường đã chính thức lên ngôi. Việc không có phim Nhà nước cạnh tranh qua các mùa giải đặt ra câu hỏi nhức nhối: điện ảnh có tồn tại hay không tồn tại là do thị trường quyết định. Trong loạt phim tham dự Cánh diều năm nay, có thể thấy những bộ phim hài nhảm, câu khách, rẻ tiền hay thảm hoạ “mỳ ăn liền” gần như không còn nữa. Tôi mừng vì khác với trước đây, rạp chiếu phim “vắng như chùa Bà Đanh” còn bây giờ thị trường chúng ta đã có phim quanh năn, thậm chí khán giả còn xếp hàng để coi phim Việt”.
NSND - đạo diễn Nhuệ Giang thẳng thắn chỉ ra những hạn chế: “Trong số 3 ngày chấm thi thì có tới 2 ngày thảm hoạ. Nhiều bộ phim có cách xây dựng kịch bản chưa chuyên nghiệp, diễn xuất gồng cứng, những thông điệp đưa ra thị trường có hại nhiều hơn có lợi vì không mang tính giáo dục, thậm chí nhiều phim quá xa rời thực tế”.
Quang cảnh buổi toạ đàm. |
Phó Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát thì chia sẻ: “Những vấn đề đặt ra về thân phận con người, đất nước, dân tộc được thể hiện rất rõ trong nhiều bộ phim như: “Mẹ chồng”, “Dạ cổ hoài lang” hay “Giấc mơ Mỹ”. Tuy nhiên nhiều bộ phim mong muốn có, năng lực đầu tư có nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao. Một số phim có cách kể chuyện “ngồn ngộn”, nhiều chi tiết mâu thuẫn, thiếu tính nhất quán. Diễn viên là người mẫu chuyển sang đóng phim có cách diễn bị gồng, xem rất khó chịu”.
Theo thống kê, có tổng số 38 tác phẩm điện ảnh được sản xuất trong năm 2017, tuy nhiên chỉ có 13 phim tham dự Cánh diều vàng. NSND - đạo diễn Đào Bá Sơn lý giải “các nhà sản xuất phim đều có những lý do riêng, họ phải tính toán, cân đo đong đếm đường đi nước bước để gửi phim đi dự giải này, giải kia”. Còn bà Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết: nhiều nhà sản xuất vừa làm nghệ thuật vừa kinh doanh nên cân nhắc rất kỹ việc gửi tác phẩm dự thi”.
"Em chưa 18" - bộ phim đoạt doanh thu cao nhất trong lịch sử phim Việt chiếu rạp tranh giải Cánh diều vàng 2018. |
Trước những ý kiến lo ngại về sức hấp dẫn của giải thưởng Cánh diều, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã khẳng định: “Cánh diều vàng chỉ có hấp dẫn hơn chứ không hề giảm đi. Sức hấp dẫn này không nằm ở số lượng phim tham dự. Bởi giải thưởng này lấy tiêu chí nghề nghiệp làm tối thượng nên việc các tác giả gửi phim dự thi cũng là một cách tự đánh giá bản thân mình.
Trong 20 năm trở lại đây, việc tổng kết phim của các hãng lớn chấm dứt bởi… làm gì có phim mà tổng kết. Bởi vậy, Cánh diều vàng chính là một dịp để tổng kết toàn quốc ,nó kết nối, mở rộng tất cả các hãng phim, các nhà sản xuất, đạo diễn… Tôi nghĩ trong sâu thẳm những người sáng tác rất mong muốn được đánh giá bởi giải thưởng này. Chúng ta không nên nhìn vào số lượng mà kết luận tính hấp dẫn của giải thưởng mà nên nhìn vào độ tinh các tác phẩm gửi đến”
XEM THÊM
Cánh diều 2017 & phim remake: Mở thì có mở…
Từng nói 'không' với phim remake nhưng giải thưởng của Hội Điện ảnh năm nay lại mở cửa khá rộng cho thể loại Việt hóa ... |
'Hút' khán giả ra rạp, liệu các tác phẩm này có thắng giải Cánh diều Vàng 2017?
Những bộ phim gây chú ý tại các phòng vé, có doanh thu khả quan giành không ít cơ hội thắng giải Cánh Diều Vàng ... |
Em chưa 18, Cô gái đến từ hôm qua... sẽ dự giải Cánh Diều 2018
Giải Cánh Diều 2018 họp báo sáng nay, nếu như những năm trước Cánh Diều tham vọng trở thành một giải thưởng điện ảnh lớn, ... |
Giải trí 23:31 | 19/04/2018
Giải trí 09:52 | 18/04/2018
Giải trí 00:00 | 16/04/2018
Giải trí 00:45 | 10/04/2018
Giải trí 00:15 | 09/04/2018
Giải trí 11:59 | 08/04/2018
Giải trí 23:40 | 05/04/2018