Grab - gã khổng lồ gọi xe của Đông Nam Á, đã chứng kiến các hoạt động kinh doanh vận tải của mình bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát đại dịch Covid - 19. Tuy nhiên, CEO Grab, ông Anthony Tan, kì vọng rằng công ty của ông sẽ có đủ thanh khoản để vượt qua cơn bão suy thoái kinh tế.
“Ở một số thị trường, GMV vận tải của chúng tôi giảm với tỉ lệ 2 con số”, CEO Grab nói với phóng viên CNBC trong một cuộc phỏng vấn.
GMV (Gross Merchandise Value) - tổng giá trị giao dịch, là thuật ngữ kinh tế chỉ tổng số tiền hàng hoá bán được trên một nền tảng trực tuyến.
Grab giải thích rằng chính mô hình kinh doanh đa dạng, bao gồm cả giao đồ ăn và tạp hoá,, đã giúp hãng gọi xe vượt qua một số tác động của đại dịch. Grab đã học cách thích nghi với hoàn cảnh mới, bằng cách mở rộng các lĩnh vực kinh doanh phi vận tải để đáp ứng nhu cầu tăng vọt, và đảm bảo thu nhập cho các đối tác tài xế trên nền tảng, CEO Grab chia sẻ.
Tuy nhiên sự tăng trưởng trong mảng dịch vụ giao hàng chưa thể bù đắp hết được những tác động của dịch bệnh đến hoạt động kinh doanh vận tải. Mặc dù vậy, CEO Grab vẫn tỏ ra khá lạc quan về những triển vọng lâu dài.
“Nhìn về phía trước, tôi biết rằng vận tải là một dịch vụ thiết yếu của thị trường đại chúng. Vậy nên tôi đoán nó sẽ phục hồi mạnh mẽ khi mọi người bắt đầu đi lại sau một thời gian bị cách li, phong toả”, Anthony Tan nói.
Chúng tôi may mắn có được thanh khoản dồi dào để vượt qua khó khăn, cho dù suy thoái kéo dài 12 tháng hay 36 tháng
Anthony Tan - CEO Grab
Grab hiện hoạt động tại 339 thành phố, ở 8 quốc gia châu Á, trong đó có các thị trường chính như Singapore, Malaysia và Indonesia.
Các quốc gia này đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus Covid - 19 và rất nhiều người tự cách li trong nhà trong những tháng gần đây do sự bùng phát của dịch bệnh. Điều này đã làm suy giảm trầm trọng nhu cầu vận chuyển, đi lại.
Trên thế giới, hơn 2 triệu người đã nhiễm bệnh và Quỹ tiền tệ quốc tế dự đoán đây sẽ là suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.
Điều đó đã ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều đối tác tài xế trên nền tảng Grab. Đáp lại, Grab đã đầu tư gần 40 triệu USD để hỗ trợ tài chính cho các đối tác ở tất cả các thị trường, đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ bổ sung ở nhiều nơi, như Singapore - nơi đặt trụ sở chính.
Khi được hỏi về sức khoẻ tài chính của công ty, Anthony Tan giải thích rằng hầu hết các chi phí của Grab đều thay đổi, và chúng giảm khi nhu cầu giảm.
“Vì tiềm lực mạnh mẽ của các nhà đầu tư, chúng tôi may mắn có được thanh khoản dồi dào để vượt qua khó khăn, cho dù suy thoái kéo dài 12 tháng hay 36 tháng”, vị CEO Grab chia sẻ.
Hiện tại đứng sau Grab là các khoản đầu tư khổng lồ của các ông lớn như SoftBank của Nhật Bản, Temasek Holdings của Singapore và Didi Chuxing của Trung Quốc.
Cho đến nay, hãng gọi xe đã huy động được 9,9 tỉ USD, theo dữ liệu của Crunchbase, bao gồm cả khoản cam kết đầu tư 706 triệu USD từ Tập đoàn tài chính Nhật Bản Mitsubishi UFJ trong tháng 2 vừa qua.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020