Chất vấn Giám đốc Công an và Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM

Đại biểu HĐND TP HCM sẽ chất vấn lãnh đạo Công an, Sở Tài nguyên - Môi trường về an ninh trật tự và môi trường, đất đai, ngày 9/12.

Phó chủ tịch HĐND TP HCM Phan Thị Thắng cho biết, sau khi lấy ý kiến, các đại biểu thống nhất chọn chất vấn lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường và Công an trong ngày làm việc thứ ba, kì họp thứ 17 HĐND TP HCM khóa IX.

Sau khi Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng và Giám đốc Công an Lê Đông Phong trả lời chất vấn, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sẽ phát biểu tiếp thu và tiếp tục nhận chất vấn nếu đại biểu còn ý kiến cần giải đáp.

Chất vấn Giám đốc Công an và Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM - Ảnh 1.

Trung tướng Lê Đông Phong tại kì họp HĐND TP HCM hồi tháng 7. Ảnh: Hữu Khoa.

Theo Công an TP HCM, 11 tháng đầu năm xảy ra hơn 4.000 vụ xâm phạm trật tự an toàn xã hội, giảm 360 vụ (8,25%) so với cùng kì; các đơn vị điều tra, phá 3.080 vụ. Tỉ lệ khám phá án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là 88,75%; triệt phá 661 nhóm tội phạm hình sự.

Dù vậy, một số loại tội phạm như tín dụng đen, ma túy vẫn diễn biến phức tạp. Không chỉ là nơi tiêu thụ, thành phố còn là điểm trung chuyển ma túy của các nhóm tội phạm. Đặc biệt, hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen qua Internet (P2P lending) ngày càng biến tướng, gia tăng, có sự tham gia của người nước ngoài.

Tình hình an toàn trật tự giao thông vẫn diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn vẫn ở mức cao (617 vụ, làm chết 517 người), ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân là mật độ xe tiếp tục gia tăng, các công trình cải tạo hạ tầng giao thông vẫn chưa hoàn thành, các bến thủy nội địa không phép vẫn còn...

Về môi trường, tình trạng mù bao trùm thành phố do không khí ô nhiễm thường xuyên xảy ra là vấn đề được người dân rất quan tâm. Website giám sát chất lượng không khí AirVisual liên tục cảnh báo không khí TP HCM nhiều ngày ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ) - đây là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe.

Theo Trung tâm quan trắc (Sở Tài nguyên - Môi trường), hiện thành phố vẫn phải quan trắc không khí bằng biện pháp thủ công gián đoạn, cần có thời gian lấy mẫu, phân tích mẫu... nên phải sau một tuần mới có kết quả. Dự kiến phải sau năm 2022 thành phố mới có 9 trạm quan trắc không khí tự động liên tục, cố định và một trạm quan trắc không khí tự động liên tục, di động, khi đó kết quả quan trắc sẽ được cung cấp đến người dân nhanh hơn.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.