Cho con bú khi đang mang thai – an toàn hay nguy hiểm?

Nhiều nguồn tin đáng tin cậy đều nói rằng cho con bú khi mẹ mang thai khoẻ mạnh là điều an toàn.

Hillary Flower sống ở Florida. Cô có con gái lớn Nora Jade và con trai Miles. Hillary Flower là tác giả của cuốn sách “Adventure in Tandem Nursing: Breastfeeding during pregnancy and beyond”, xuất bản tháng 7/2003 bởi La Leche League International (một tổ chức hỗ trợ sữa mẹ tại Mỹ). Cô cho 2 chị em bú cùng một lúc trong vòng 18 tháng khi viết cuốn sách này. Các bài viết của cô cũng được in ở những cuốn tạp chí như Hip mama, New beginning, Leaven và Mothering. Sau đây là những chia sẻ của Hillary Flower về việc nuôi bú song song.

cho con bu khi dang mang thai an toan hay nguy hiem
Liệu cho con bú khi mang thai có gây sinh non hoặc sảy thai không?

Bạn đã sẵn sàng có thêm em bé, nhưng vẫn đang muốn tiếp tục cho em bé đầu của mình bú mẹ, hoặc bạn đang cho con bú và đang mang thai rồi. Nếu như vậy thì bạn không phải là người duy nhất trong hoàn cảnh này. Trong một nghiên cứu với 179 mẹ cho con bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu, thì 61% là có cho con bú khi đang mang thai. Trong số đó, 38% tiếp tục cho em bé mới sinh và bé lớn hơn bú sau khi sinh. Điều này được gọi là “Tandem nursing” - Nuôi bú song song.

Nếu bạn thực sự không muốn phải cai sữa một cách không cần thiết, thì có những lý do rất hợp lý cho điều này. Sữa mẹ cung cấp những dinh dưỡng quan trọng và đề kháng cho em bé trong thời gian bé bú mẹ. Và thật ra việc cai sữa trước khi bé 2 tuổi làm tăng nguy cơ bị ốm cho bé. Viện Nhi khoa Mỹ khuyến khích các mẹ cho con bú ít nhất 1 năm, và Tổ chức Y tế thế giới WHO thì khuyên tối thiểu 2 năm. Hơn nữa, việc tiếp tục bú mẹ sẽ giúp cho em bé lớn làm quen với việc có em bé mới. Và khi cho đứa lớn tiếp tục bú mẹ, bạn cũng không phải mệt mỏi đi pha sữa, rửa bình sữa, tiệt trùng bình sữa và cho con ăn.

Khi cân nhắc về sức khoẻ của bản thân trong giai đoạn mang thai và cho con bú, bạn nên suy nghĩ xem việc tiếp tục cho con bú ảnh hưởng thế nào tới sự nghỉ ngơi của bạn, việc tăng cân khi mang thai, và sức khoẻ nói chung. Bạn cũng nên biết rằng việc cho con bú khi mang thai có thể đi kèm đau đớn và khó chịu đối với hầu hết các mẹ, dẫn tới việc một số mẹ muốn cai sữa. Lượng sữa thường bị giảm vào khoảng giữa thời kì mang thai, một số bé sẽ tự cai sữa, một số khác vẫn tiếp tục bú mẹ như bình thường.

Một điều đáng lo ngại nữa là mọi người thường nghĩ cho con bú sẽ làm co bóp dạ con. Liệu cho con bú có gây sinh non hoặc sảy thai không? Tôi đã nghiên cứu sâu vào những tài liệu khoa học và phỏng vấn hơn 200 mẹ, cố gắng hết sức để giúp các mẹ có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề liên quan tới sức khoẻ quan trọng này. Thực tế, đây là câu hỏi quan trọng nhất khi tôi nghiên cứu để viết cuốn sách “Adventures in Tandem Nursing: Breastfeeding during Pregnancy and Beyond” (Phiêu lưu của nuôi bú song song: cho con bú khi mang thai và sau đó), xuất bản tháng 7/2003 bởi La Leche League International. Và đây là những gì tôi học được.

cho con bu khi dang mang thai an toan hay nguy hiem
một số con số sơ khởi thì có chỉ ra rằng việc cho con bú không ảnh hưởng đến việc sinh nở của mẹ mang thai.

Cho con bú và cơn co tử cung

Khi núm vú bị kích thích, núm vú sẽ sản sinh ra một loại hormone là oxytocin vào trong máu. Oxytocin là chất quan trọng trong việc cho con bú bởi vì nó là chất xúc tác để kích thích các cơ ở bầu vú mẹ co bóp và đẩy sữa ra (gọi là hiện tượng sữa về mỗi khi cho con bú). Oxytocin cũng khiến cho các cơ ở tử cung co thắt. Tất cả các mẹ đều bị tử cung co thắt khi cho con bú, tuy nhiên hầu hết là quá nhẹ để có thể cảm thấy. Tác động vào núm vú cũng làm cổ tử cung mềm ra khi chuyển dạ, và thúc đẩy quá trình sinh nở khi mẹ đau đẻ. Sau khi sinh con, việc cho con bú một cách đúng đắn sẽ giúp tử cung co trở lại kích thước trước khi mang bầu.

Dựa trên những điều trên, có thể dễ dàng đoán rằng việc cho con bú khi mang thai có thể kích thích sinh non. Câu hỏi này cần được xem xét ở góc độ Y khoa, và xin các mẹ lưu ý rằng hiện giờ thì điều này chưa được thực hiện. Nhưng song song, một số con số sơ khởi thì có chỉ ra rằng việc cho con bú không ảnh hưởng đến việc sinh nở đủ ngày đủ tháng.

Một nghiên cứu thực hiện bởi Sherrill Moscona năm 1993, phỏng vấn 57 mẹ ở California đã cho con bú trong thai kì và sinh những em bé đủ tháng khoẻ mạnh. Dĩ nhiên không phải thai kì nào cũng diễn ra suôn sẻ như chúng ta muốn, mặc dù người mẹ có đang cho bú hay không. Do vậy một số mẹ vừa cho bú vừa mang thai cũng có trường hợp sinh non hoặc sảy thai. Kể cả những mẹ không cho con bú khi mang thai thì rủi ro này cũng có xảy ra, nhưng không có bằng chứng nào chỉ ra rằng chính việc cho con bú là nguyên nhân gây sảy thai hay sinh non.

Hầu hết các mẹ đều không cảm thấy co thắt tử cung khi cho bú, kể cả là khi mang thai (93% trong nghiên cứu của Moscona). Những người cảm thấy nhiều co thắt tử cung đều nói rằng cơn co chấm dứt khi con bú xong. Giống như những cơn co giả trong thai kì, thì những co thắt do cho con bú thường không ảnh hưởng gì tới thai kì. Thế là thế nào? Có nhiều tài liệu khoa học để giải thích điều này.

Tử cung là nơi an toàn bảo vệ em bé khỏi bị đẩy ra ngoài khi bé chưa sẵn sàng

cho con bu khi dang mang thai an toan hay nguy hiem
Tử cung là nơi an toàn bảo vệ em bé khỏi bị đẩy ra ngoài khi em bé chưa sẵn sàng.

Điều hoang tưởng rằng việc cho con bú kích hoạt sinh non thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết giữa việc tác động vào núm vú, oxytocin và mang thai.

Điều đầu tiên mà ít người biết là khi mang thai, ít oxytocin được tiết ra khi có tác động vào núm vú hơn là khi người mẹ đó không mang thai.

Nhưng cái chìa khoá để hiểu rõ về việc cho con bú và mang thai nằm ở tử cung. Trái ngược với những gì mọi người thường nghĩ, thì tử cung của chúng ta không tiếp nhận oxytocin trước 38 tuần. Kể cả một liều oxytocin nhân tạo cao (Pitocin) cũng không kích thích chuyển dạ cho đến khi thai đủ ngày đủ tháng.

Thay vào đó, tử cung phải tự vận động để chuẩn bị cho việc sinh nở. Bạn có thể coi tử cung mình có 2 chức năng khác nhau: một là nơi yên tĩnh để nuôi dưỡng em bé, và một là cơ quan để giúp đẩy em bé ra ngoài. Những chức năng này cho thấy một khía cạnh hoàn toàn khác về việc tử cung tương tác với oxytocin, và bạn có thể nói là với việc cho con bú. Khi em bé trong bụng lớn dần, tử cung được trang bị để không tương tác với oxytocin trước khi đủ ngày đủ tháng (qua 38 tuần), sau đó để chuẩn bị cho việc sinh nở thì tử cung sẽ tương tác mạnh mẽ với oxytocin.

Nhiều tranh cãi về việc cho con bú và mang thai có nhắc tới “khu vực tiếp xúc oxytocin”, là những tế bào tử cung mà xúc tác với oxytocin (oxytocin receptor) và gây co bóp. Những tế bào này bị hạn chế cho tới 38 tuần, dần dần nhiều lên và đạt con số 300-fold (nếp gấp ở các cơ) khi bắt đầu đau đẻ. Chính vì việc hạn chế số lượng của các tế bào tiếp nhận oxytocin chính là để tử cung không co bóp nhiều trong 38 tuần đầu của thai kì – nhưng chúng không phải là lí do duy nhất.

Hãy nhìn một cách kĩ càng hơn ở góc độ sinh học vào một tử cung của người mẹ đang mang thai sẽ tìm ra được nhiều thứ bảo vệ con hơn. Để các “oxytocin recepter” phản ứng mạnh mẽ với oxytocin thì chúng cần sự trợ giúp của một chất đặc biệt gọi là “gap junction proteins”. Sự thiếu hụt những chất này làm cho tử cung không co bóp, nói chung là sẽ không phản ứng mấy với oxytocin kể cả khi số lượng oxytocin receptor cao. Và có một chất chống lại oxytocin, chính là progesterone, có nhiệm vụ ngăn cách giữa oxytocin và các oxytocin receptor trong suốt quá trình mang thai.

Do vậy sự kết hợp của 3 yếu tố trên: ít “oxytocin receptor”, không phản ứng và bị chặn bởi progesterone và một số chất anti-oxytocin khác, thì một mình oxytocin không thể kích thích chuyển dạ. Tử cung là nơi an toàn bảo vệ em bé khỏi bị đẩy ra ngoài khi em bé chưa sẵn sàng.

Cách giải quyết

cho con bu khi dang mang thai an toan hay nguy hiem
Nhiều nguồn tin đáng tin cậy đều nói rằng cho con bú khi mẹ mang thai khoẻ mạnh là điều an toàn.

Chỉ có những nghiên cứu trực tiếp vào vấn đề này mới có thể cho chúng ta câu trả lời rằng tiếp tục cho con bú khi mang thai có làm cho em bé trong bụng có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai không. Nhưng bạn thấy đấy, những nghiên cứu có sẵn cho chúng ta bằng chứng để nghi ngờ việc vừa cho con bú vừa mang thai sẽ kích thích chuyển dạ khi cơ thể chưa sẵn sàng. Với những kinh nghiệm thực tế từ các bác sĩ sản khoa, thì nhiều nguồn tin đáng tin cậy đều nói rằng cho con bú khi mẹ mang thai khoẻ mạnh là điều an toàn, bao gồm cả các bác sĩ (Ina May Gaskin, LM, the American Academy of Family Physicians, and Ruth Lawrence, MD) trong cuốn sách Breastfeeding: A guide for the medical profession. (Bú sữa mẹ: Hướng dẫn dành cho người làm y khoa).

Những thai kì có vấn đề thì thường có những quyết định khó khăn, nhưng ở nhiều trường hợp thì vẫn tránh được việc phải cai sữa. Tôi đã tiếp xúc với nhiều phụ nữ cho con bú khi việc mang thai có nhiều nguy cơ không tốt, kể cả những người bị doạ sinh non, và họ đã sinh những em bé đủ tháng khoẻ mạnh. Đôi khi giảm bú mẹ hoặc cai sữa là quyết định đúng đắn, nhưng không mẹ nào có lựa chọn giống nhau cả.

Có thể bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình để lập ra một kế hoạch cho mình. Đối với bất kì thai kì nào (kể cả người mẹ khoẻ mạnh ko cho con bú) thì bạn cũng nên biết cách nhận biết các dấu hiệu sinh non. Người mẹ nào có co thắt tử cung mà khiến mẹ lo lắng thì nên chấm dứt cữ bú và xem xem tử cung có tiếp tục co thắt không. Một số bác sĩ thì cho rằng nên theo dõi sát xem bú mẹ ảnh hưởng như thế nào tới việc co thắt tử cung, tim thai và cổ tử cung.

Để kết thúc, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện của cá nhân. Khi tôi mang thai đứa con thứ 2, tôi đã lo sợ rằng việc cho bé đầu bú sẽ làm ảnh hưởng đến thai kì của mình. Nữ hộ sinh của tôi, Anne Hirsch và Charlynn Daughtry đã quen thuộc với việc giúp đỡ những người mẹ cho con bú. Họ giúp đỡ tôi nhiều để tôi có thể tiếp tục cho em bé Nora Jade 2 tuổi của tôi bú mẹ. Và điều đó rất kì diệu. Sau khi tôi sinh bé Miles tại nhà, con gái tôi chạy vào để gặp em trai mình, và ngay lập tức muốn được bú mẹ cùng với em. “Ti bên này dành cho em”, cô bé nói. Khi chúng cùng bú mẹ và nhìn nhau với những đôi mắt mở to, tôi ôm lấy chúng và thực sự ngạc nhiên với những gì cơ thể tôi đã tạo ra.

Khi quyết định về việc cho con bú khi mang thai, người mẹ nên cân nhắc các lựa chọn của mình, cảm giác của mình và lắng nghe cơ thể mình. Hãy tin tưởng rằng mình có thể đưa ra quyết định đúng nhất cho gia đình.

cho con bu khi dang mang thai an toan hay nguy hiem
Hãy chú ý đến những dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Một số dấu hiệu của chuyển dạ sinh non

Hãy nhớ gọi cho bác sĩ ngay khi bạn có một trong những triệu chứng sau:

- Có 4 cơn co (hoặc nhiều hơn) trong vòng 1 tiếng – toàn bộ tử cung co, cứng lại như quả bóng, có thể đau hoặc không đau

- Đau vùng thắt lưng

- Cảm giác nặng ở khung chậu

- Co thắt nhẹ (như lúc kinh nguyệt)

Dịch âm đạo nhiều hơn, có thể kèm chất nhầy, máu hoặc nước

Nếu một trong những dấu hiệu này xảy ra (hoặc các cơn co khiến bạn lo lắng) khi đang cho con bú, thì nên ngưng cữ bú lại. Điều quan trọng cần nhớ là cho con bú cũng làm tử cung co thắt, và giống như các cơn co giả, những cơn co này không có nghĩa là bạn đang chuyển dạ.

Nếu bạn đã ngưng cữ bú, hoặc lúc bị những triệu chứng đó mà đang không cho bú, và cảm thấy rằng mình có 2 hoặc 3 cơn co trong 1 tiếng, thì bạn nên:

- Bắt đầu đếm thời gian xem các cơn co cách nhau bao nhiêu lâu và mỗi cơn kéo dài bao nhiêu lâu

- Đi tiểu

- Uống một cốc nước đầy (thiếu nước đôi khi cũng dẫn đến co thắt)

- Nằm nghiêng bên trái, hoặc nằm ra gác chân lên cao và nghỉ ngơi thực sự

- Nếu bạn vẫn có 4 cơn co trong 1 tiếng hoặc nhiều hơn, thì nên đến bệnh viện

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.