Nhà văn Lê Nguyễn Nhật Linh: 'Sữa mẹ là tốt nhất nhưng không nên tẩy chay sữa công thức'

Nhà văn Lê Nguyễn Nhật Linh khẳng định sữa mẹ là tốt nhất cho con nhưng không nên tẩy chay sữa công thức.

Lê Nguyễn Nhật Linh là nhà văn được nhiều bạn trẻ yêu thích đồng thời cũng là bà mẹ một con. Cùng trò chuyện với nhà văn trẻ này về hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của cô.

- Hành trang của một bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là gì?

Là một người mẹ, ai cũng sẽ mong muốn những điều tốt nhất cho con. Chỉ vì những lý do bất khả kháng người mẹ không có sữa mới bắt buộc sử dụng sữa công thức. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không nên tẩy chay sữa công thức. Hoặc những bà mẹ sức khỏe không đảm bảo để có nguồn sữa dinh dưỡng và tốt lành nhất cũng không nên kiên quyết cho con bú bằng mọi giá.

Để nuôi con bằng sữa mẹ, cần trang bị kiến thức đầy đủ, lý trí tỉnh táo, cố gắng trút bỏ áp lực, thậm chí phải bỏ ngoài tai những lời chê bai là sữa mẹ nóng nên con còi, sữa mẹ loãng, sữa mẹ hôi...

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc
Nhà văn Lê Nguyễn Nhật Linh

- Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của chị như thế nào?

Tôi may mắn có sữa non ngay sau khi sinh mổ 2 tiếng bằng việc da tiếp da với con. Có lẽ bản năng làm mẹ và sự xúc động khi lần đầu gặp con đã giúp mình có những giọt sữa non quý giá. Hai ngày đầu được giọt nào con uống cạn giọt ấy. Đêm đầu tiên sau khi sinh, con đói khóc, tôi phải bế ngồi nguyên một chỗ từ 1 giờ sáng đến gần 7 giờ sáng cho con ti.

Ngày thứ 3, sữa về, tôi ở viện lần đầu tiên nhìn tận mắt thấy cái máy hút sữa, ngơ ngác hỏi cách dùng. Mỗi cữ vắt được 50ml đến 60ml. Đến hơn 1 tuần sau sinh thì bắt đầu hút song song được 110ml, 130ml, 150ml, 200ml, 260ml mỗi cữ. Hiện tại, sinh bé được 4 tháng, tôi vẫn dư sữa trữ đông dù không có nhiều thời gian để hút sữa. Quan trọng nhất là thả lỏng tinh thần thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn.

Việc hút sữa rất mệt mỏi, có lẽ nhiều bà mẹ cũng thấu hiểu. Lích kích đủ thứ dụng cụ, việc tiệt trùng, trữ rữa, rã đông, hâm sữa… tốn khá nhiều thời gian mỗi ngày. Tuy vậy nhưng tôi vẫn cố gắng hút sữa đúng cữ.

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc
Bé nhà chị Nhật Linh.

- Quan điểm của chị khi nuôi con bằng sữa mẹ là gì?

Quan điểm của tôi là không thích nuôi con theo công thức, abc, xyz, cộng trừ nhân chia. Tôi không cho con ăn theo cữ kiểu bao nhiêu tiếng phải ăn một lần, cũng không luyện con ngủ ép theo giờ.

Tôi tin rằng với trẻ sơ sinh, mọi thứ nên được tự nhiên, thoải mái và thích nghi dần dần. Mầm nhú thành cây, đâm chồi bung lá, vươn lên lớn dần và cần thời gian chăm sóc. Tôi không muốn vừa mới chớm đã bị uốn bị vặn cho thành khuôn thành mẫu, thành tiêu chuẩn như cây cảnh.

Tôi không cần trở thành một bà mẹ thông thái, theo hành trình lớn lên của con, bà mẹ ắt sẽ tự học được thêm nhiều điều. Tôi không muốn là một bà mẹ áp lực rồi đổ dồn lên con, sinh con bao nhiêu cân, hàng tháng tăng bao nhiêu cân, so sánh với nhà này nhà kia.

Ngay từ khi mang thai, tôi tự to và thoải mái tinh thần nhất có thể, đó có lẽ là lí do tôi có một thai kì khỏe mạnh và vui vẻ. Tôi không đọc hết sách này đến sách kia, không thả mình vào ma trận thông tin, các trường phái, sự mâu thuẫn luôn tồn tại, tranh cái giữa các luồng tư tưởng đều là sự hao tốn thì giờ. Tôi không cố gắng để trở thành bà mẹ đọc hiểu ghi nhớ vanh vách mọi thứ nhưng cũng tuyệt đối không cho phép mình không biết gì.

Tôi không tham gia các khoá học thai giáo hoặc tiền sản, vì thai giáo tốt nhất là tinh thần người mẹ. Tiền sản cũng vậy, nếu học mà áp lực phải trở thành một bà mẹ hoàn hảo rồi khi không đạt được lại tự trầm cảm. Thay vì áp lực, tôi chọn cách thả lỏng bản thân để cùng cho nhau thời gian làm quen dần dần.

Đây là cách mà tôi nuôi con, bản năng nghĩa là không bắt chước ai cả, tự nhiên nghĩa là không cứng nhắc theo sách vở hay mách bảo. Khi nào con lớn hơn nhiều, có thể cách mà mình nuôi con về kỉ luật sẽ ảnh hưởng bởi giáo dục Nhật, nhận thức sẽ ảnh hưởng từ tư duy người Do Thái, và sống thích nghi với môi trường Việt Nam, nhưng vẫn hoà nhập được biển trời quốc tế. Còn hiện tại, hai mẹ con sẽ cùng đồng hành và khám phá. Không biết hỏi bác sỹ, chuyên gia, người có kinh nghiệm thay vì mò mẫm với trăm người vạn ý trên mạng.

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc
Giữ tinh thần thoải mái là bí quyết kích sữa của bà mẹ một con này.

- Chị có bí quyết gì để có nhiều sữa cho con?

Với các bà mẹ, việc ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc là việc rất khó khăn. Chính vì thế, tôi luôn cố gắng cân bằng cảm xúc để không căng thẳng. Tâm lý rất quan trọng. Bạn có tẩm bổ đến mấy nhưng buồn chán và mệt mỏi sữa vẫn không thể về nhiều. Bạn tẩm bổ tốt nhưng buồn chán và mệt mỏi quá vẫn có thể mất sữa. Ngược lại nếu lạc quan, tích cực, dù ăn uống vừa phải, vẫn sẽ đủ sữa cho con.

- Lần đầu làm mẹ, chị gặp những khó khăn gì?

Làm mẹ là một công việc toàn thời gian, 24/7, thậm chí phải nhịn đói và thức trắng, ai làm mẹ rồi sẽ hiểu mẹ mình đã từng vất vả ra sao. Khó khăn cực khổ không kể một hai câu mà hết. Nhiều sữa cũng mệt mà ít sữa cũng buồn. Chỉ hy vọng rằng những người thân trong gia đình có thể hiểu phụ nữ sau sinh phải trải qua những gì, gồng sức ra sao, cố gắng thế nào mà trân trọng và thương yêu họ hơn. Vì không có họ đau đớn đánh đổi, không thể có những em bé đáng yêu ra đời.

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc
Sữa trữ đông.

- Phải chăng việc nuôi con bằng sữa mẹ đang đặt nhiều áp lực lên các bà mẹ hiện đại?

Mỗi người có lý do riêng, khi không chọn lựa nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng yêu thương là được. Sữa mẹ hay sữa công thức cũng chỉ là thức ăn. Nếu người mẹ quá mệt mỏi và khổ sở vì sữa, rồi trút giật tức bực dọc sang những đứa con, điều đó có tốt?

Đôi khi phải nghĩ thoáng ra, mình là mẹ, mình biết điều gì là tốt và phù hợp nhất với con trong khả năng và hoàn cảnh của mình. Nuôi con bằng trái tim, nhưng cần làm mẹ bằng lý trí. Cố gắng hết sức, nhưng trong giới hạn riêng của mỗi người, đừng để những áp lực trở thành trầm cảm. Mẹ mất sữa mẹ vẫn là mẹ bên con, cùng con lớn lên, trưởng thành. Đừng để những trầm cảm đáng sợ, những cay nghiệt chỉ trích khả năng làm mẹ, mà con bị mất mẹ. Vì mất mẹ, là mất mát nhất của cuộc đời.

Nhà văn Lê Nguyễn Nhật Linh

Tác giả cuốn sách “Nín đi con”, “Đến Nhật Bản học về cuộc đời”… được nhiều độc giả yêu thích.

Hiện đang là giám đốc thương hiệu một nhãn sách.

“Tôi là một kẻ muốn thấu những điều thẳm sâu: như thế giới bên trong mình và trong những con người”.

XEM THÊM

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc Bí quyết kích sữa của bà mẹ 10 ngày sau sinh không có một giọt sữa nào

Chị Lê Thị Thùy Vân chia sẻ kinh nghiệm kích sữa, trữ sữa và rã đông để giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng.

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc 'Hot mom' Ngọc Mon dư sữa cho cả hai bé bú

Rút kinh nghiệm lần sinh bé đầu chỉ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, lần sinh bé thứ 2 này, "hot mom" ...

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc Những sai lầm khi kích sữa các bà mẹ phải tránh

Bác sĩ Thùy Linh chỉ ra những sai lầm khi kích sữa các mẹ phải tránh.

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc Khi bị tắc sữa, mẹ hãy làm ngay những điều này

Chị Nguyễn Mỹ Linh sinh năm 1989 chia sẻ bí quyết để xử lý khi bị tắc tia sữa.

nha van le nguyen nhat linh sua me la tot nhat nhung khong nen tay chay sua cong thuc Bí quyết để sữa dồi dào mà mẹ không tăng cân

Chị Lan Anh (TP HCM) chia sẻ bí quyết để sữa dồi dào cho con bú mà mẹ không tăng cân.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.