10 loại thực phẩm có thể khiến bạn mắc bệnh | |
TP.HCM sẽ kỷ luật hiệu trưởng nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm |
Để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong kì nghỉ này, bạn hãy tham khảo những cách bảo vệ sức khỏe cho gia đình trong dịp Tết Dương lịch 2018 mà chúng tôi gợi ý dưới đây.
(Ảnh: Malay Mail Online) |
Trước thực trạng thịt bẩn có thể hô biến thành tươi ngon chỉ sau vài phút ngâm hóa chất, bạn cần phải hết sức cẩn thận và tinh ý trong việc chọn lựa. Nếu mua thịt heo hay thịt bò, bạn nên chọn những khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi tốt, ấn tay vào thấy mềm, màng bên ngoài của thịt khô, không bị nhớt và không có mùi lạ.
Đối với cá, tốt nhất là nên chọn cá nước ngọt đang còn sống. Còn nếu cá đã chết thì cần chọn con cá còn nhớt, mắt cá trong, mang hồng, vảy không bị rời, ấn tay vào không thấy lõm.
Rau quả thì nên chọn các loại rau, quả đang vào đúng mùa vụ, còn cuống và có lá xanh; nên mua ở những nơi uy tín.
(Ảnh: products.cp.com.vn) |
Nếu mua thực phẩm chế biến sẵn, các bà nội trợ nên chọn hộp, túi đồ ăn có đầy đủ thông tin của nhà sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản cũng như chế biến. Quan sát kĩ bề ngoài các hộp và túi đựng thực phẩm xem có bị bóp méo, phồng, rỉ sét hay rách không. Tốt nhất là nên mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín và được bày bán ở những cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại lớn.
Trong dịp nghỉ Tết dương lịch, nhiều gia đình sẽ đi du lịch ở nhiều địa điểm khác nhau để nghỉ dưỡng. Trước khi đến các địa phương này, bạn cần tìm hiểu những địa chỉ ăn uống cụ thể, hợp vệ sinh, sạch sẽ. Và đặc biệt nhất là tham khảo giá cả để không bị “chặt chém”.
(Ảnh: dịch vụ tiệc trọn gói) |
Cần tránh tình trạng ăn ở vỉa hè, lề phố, những nơi đông đúc người và xe cộ qua lại. Nếu có thể, hãy mang theo thức ăn được chế biến ở nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, một số địa phương còn có những đặc sản lạ như thịt thú rừng hay món ăn đặc trưng, hiếm có. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc cũng như những ảnh hưởng của các thực phẩm này đối với sức khỏe thì tuyệt đối không nên thử sử dụng.
Để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, gia đình bạn cần phải sơ chế kỹ tất cả các loại thịt cá, rau củ trước khi chế biến. Các loại thịt cần được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, sau đó trần qua nước sôi để khử bớt vi khuẩn, mùi hôi. Các loại rau phải được nhặt bỏ rễ, lá già, rửa sạch dưới vòi nước, có thể ngâm qua nước muối pha loãng trước khi nấu từ 10 – 15 phút, đặc biệt là các loại rau ăn sống.
(Ảnh: Veselam) |
Không ít gia đình có thói quen ăn lẩu trong các dịp Lễ, Tết, tuy nhiên, thói quen ăn tái các loại thịt, hải sản hay rau xanh đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Tốt nhất là nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến, tuyệt đối không để thức ăn chín và thức ăn sống cạnh nhau, cũng không nên dùng chung các dụng cụ như dao, thớt cho thức ăn chín và sống.
Các thực phẩm sau khi được nấu chín thì nên ăn ngay, không được để quá 2 tiếng ở bên ngoài. Nếu để lâu hơn thì nên bảo quản trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn. Tránh ăn những đồ ăn đã để lâu ngày, kể cả các món đã nấu chín trước đó.
(Ảnh: Alobacsi) |
Với các thực phẩm tươi như thịt cá thì nên để trên ngăn đá và chia thành nhiều phần nhỏ đủ sử dụng cho mỗi bữa ăn. Rau củ tươi thì cho vào túi nilon rồi bỏ trong ngăn mát. Tủ lạnh là nơi cất giữ thực phẩm nên cần phải thường xuyên vệ sinh.
Tránh để lẫn lộn các thực phẩm sống và chín, cũng không nên để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, chị em cũng cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu và rửa tay sạch trước khi chế biến.
CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Thông thường, các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đó là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu... Các biểu hiện này chỉ xảy ra vài phút, vài giờ, nhiều nhất là một ngày sau khi ăn. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, bị co giật, trụy mạch, ngưng thở và hôn mê sâu.
Việc sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm nên được tiến hành sớm, ngay khi thấy các biểu hiện trên. Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì nên động viên uống nhiều nước và móc họng để nôn hết thức ăn. Sau khi nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể dùng thuốc điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất. Nếu bệnh nhân bị hôn mê sâu hay người bị ngộ độc thực phẩm là trẻ em thì không nên gây nôn vì rất dễ xảy ra tình trạng hít sặc. Trường hợp này thì cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị sặc. Cần phải cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn tim cho những bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp |
10 loại thực phẩm có thể khiến bạn mắc bệnh | |
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa hè |
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019