Nếu may mắn, cha mẹ sẽ nhanh chóng thấu hiểu, đồng cảm chia sẻ với con. Ngược lại, câu chuyện sau công khai luôn là những giọt nước mắt, những căng thẳng gia đình mà có lẽ đến cả sau này, nhắc đến chuyện xưa, nhiều cha mẹ và con cái không khỏi thoáng ám ảnh.
Pflag - Hội phụ huynh có con em là LGBT. (Ảnh: Lao động) |
Đa phần, các bậc phụ huynh đều tìm mọi cách để “chữa bệnh LGBT” cho con. Dưới đây là những phản ứng tiêu cực của cha mẹ khi con tự thú nhận mình là LGBT.
Đưa con vào bệnh viện để khám
Đây là một trong rất nhiều trường hợp mà các bậc phụ huynh lựa chọn áp dụng với con sau khi nghe sự thật. Bản thân họ chưa nhận thức rõ, LGBT là một lẽ tự nhiên. Họ chỉ đơn giản suy nghĩ gì, “Thích bạn đồng giới”, hay “thích chuyển đổi giới tính” là một căn bệnh liên quan đến tinh thần. Cũng bởi vậy mà trong cộng đồng LGBT, câu chuyện bố mẹ đưa con đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn khá phổ biến. Điều này xảy ra khá phổ biến với những gia đình có bố mẹ là trí thức.
Cô Đinh Thị Yến Ly, chủ tịch Pflag Việt Nam (Hội phụ huynh có con em là LGBT), từng chia sẻ về quãng thời gian đầu tiên mà sau khi con trai duy nhất nhận là đồng tính: Tôi cho con đi khám bác sĩ ở bệnh viện. Bác sĩ nói rằng, đồng tính là bệnh và sau 21 tuổi, nếu không chữa khỏi sẽ mãi mãi như vậy. Chính bởi vậy mà tôi đã tìm mọi cách để chữa bệnh cho con.
Cô Đinh Thị Yến Ly. (Ảnh: Nhân dân). |
Nguyễn Bảo Quân (chuyển giới nam, sinh viên trường Đại học Nội vụ, Hà Nội) kể: “Mới đây nhất, khi mình là LGBT. Mẹ bắt mình phải đến bệnh viện để khám.” Trong khi đó, cô N.T.H (Cần Thơ): “Tôi đã mất 10 năm để tìm cách chữa bệnh cho con. Tôi cho con vào trại tâm thần để chữa bệnh, để các bác sĩ dùng thuốc điều trị.”
Đưa con lên chùa làm lễ
Đưa con lên chùa làm lễ là sự lựa chọn của phần đông những gia đình khi phát hiện ra con là LGBT. Họ cho rằng, do vấn đề về tâm lý, do nghiệp chướng nên cần phải hóa giải. Có nhiều cha mẹ nhận định đây là căn là số nên tìm cách làm lễ xin cho con mình trở lại người bình thường.
Đưa con đi xem bói
Xem bói là cách để giải thích về mặt tâm linh khi cha mẹ thấy con khác so với lẽ thường tình. Câu chuyện của cô Đinh Thị Yến Ly khiến nhiều người không khỏi ám ảnh. Đó là quãng thời gian, cô được thầy phán do “dương thịnh hơn âm” nên cần phải ăn gạp lứt, muối mè để chữa bệnh đồng tính. Cũng bởi vậy, mà cô mất một khoảng thời gian rất dành tự kê thực đơn cho con. Tuy nhiên, kết quả nhận được chỉ là “con ngày càng đồng tính hơn” và “không khí gia đình căng thẳng hơn”.
Khắc Tuấn, (đồng tính nam, 29 tuổi, Bắc Ninh) kể: “Mình đã nói mình là đồng tính nam, không thích con gái nhưng bố mẹ bắt đi xem bói. Thầy bói phán là do có người âm đi theo nên gia đình đặc biệt là mẹ mình thường xuyên bỏ tiền ra để cắt duyên âm.”
Các phụ huynh có con em là LGBT tham gia VietPride ủng hộ cộng đồng LGBT. (Ảnh: Nhân dân). |
Nhận định con như vậy là do kẻ xấu lôi kéo, nhốt con và gây bạo lực
Cho rằng, con như vậy là do kẻ xấu lôi kéo, là do đua đòi, chạy theo trào lưu là tâm lý của rất nhiều ông bố bà mẹ khi biết sự thật. Bởi vậy, không ít trường hợp con bị nhốt vào trong phòng. Nhiều cha mẹ còn tiến hành gây bao lực cả về tinh thần lẫn thể xác cho con. Trong cộng đồng LGBT Hà Nội, câu chuyện về Đức (SN 1997) xảy ra mới đây vẫn khiến nhiều bạn trẻ không khỏi xót xa. Sau công khai, Đức bị bố nhốt trong phòng và cấm việc giao tiếp với người ngoài. Chưa kể, ngoài việc ngăn cản việc giao tiếp của con, cha mẹ Đức còn dùng lời lẽ mắng mỏ. Trường hợp của Đức chỉ là một trong rất nhiều bạn đã và đang bị gia đình sử dụng bạo lực, quyền áp chế với mong muốn không tưởng “đưa con mình trở lại người bình thường”.
Ông Võ Văn Thạch (cùng con trai) là người cha đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng giới. (Ảnh: Một thế giới). |
Rõ ràng rằng, tất cả mọi hành động của cha mẹ phản ứng tiêu cực lại với việc con công khai bản dạng giới luôn để lại những hậu quả khá nghiêm trọng về tinh thần của cả hai bên. Đối với nhiều bạn trẻ, bỏ nhà đi là sự lựa chọn khá phổ biến bởi họ sợ phải đối mặt với cha mẹ, sợ ánh mắt, bạo lực mà cha mẹ đang dành cho mình.
Thực tế, chính sự phản ứng tiêu cực của cha mẹ khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng. Đặc biệt, sự tổn thương từ hai phía sẽ dần tăng lên. Bởi lẽ, việc cha mẹ áp đặt việc "chữa bệnh" cho con càng đào sâu khoảng cách của cha mẹ và con cái. Sự không thấu hiểu, mặc nhiên làm mọi thứ theo định kiến vô tình có thể đẩy con vào đường cùng, đẩy tình tiết câu chuyện công khai bản dạng giới vào bế tắc. Không ít các trường hợp cha mẹ, sau khi bình tĩnh nhận ra, cảm giác ăn năn và tự trách mình luôn tồn tại trong suy nghĩ.
Chắc chắn rằng, khoảng thời gian để chia sẻ đồng cảm giữa bậc cha mẹ và con cái không hẳn là một ngày, hai ngày sẽ hiểu nhau mà có thể một tháng, hai tháng hay kéo dài 10 năm, 15 năm… Điều quan trọng nhất vẫn cần đó chính là sự vững tâm, kiên trì của những thành viên LGBT trong hành trình thuyết phục gia đình.
LGBT 07:23 | 14/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 07:42 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 18:00 | 06/06/2019
LGBT 16:01 | 05/06/2019
LGBT 14:31 | 05/06/2019
LGBT 16:28 | 04/06/2019