Bệnh viện Từ Dũ phát hiện 16 ca mắc cúm A/H1N1 | |
Cảnh giác với bệnh sởi và cúm A/H1N1 trong mùa đông - xuân |
Theo Cục Y tế Dự phòng, vi rút cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.
Người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút, chạm vào khăn giấy đã dùng có nhiễm vi rút sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt.
Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A/H1N1.
Vi rút cúm A/H1N1 dễ dàng lây qua đường hô hấp. (Ảnh: Người Lao Động) |
Đặc điểm để nhận biết dịch cúm A/H1N1 bao gồm:
- Tỷ lệ mắc thường cao, dễ lây lan và có thể mau chóng gây đại dịch.
- Tỷ lệ tử vong thấp (1 – 4%).
- Những người mắc Cúm A/H1N1 có thể lây lan bệnh một ngày trước khi khởi bệnh và kéo dài 7 ngày sau khi khởi bệnh.
- Vi rút bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70oC
Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A/H1N1 người bệnh thường có các triệu chứng sau:
- Sốt, thường trên 38oC, và ớn lạnh
- Đau viêm họng
- Nhức đầu
- Đau mình và nhức cơ
- Ho khan
- Xổ mũi
- Mệt mỏi và suy nhược
- Tiêu chảy và ói mửa
Hiện nay cúm A/H1N1 dễ dàng lây bệnh từ người sang người như các chủng cúm mùa thông thường khác. Theo kết quả giám sát cúm trọng điểm quốc gia cho thấy, chủng vi rút cúm lưu hành hiện nay ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B.
Cúm A/H1N1 gây nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: Vietnamnet) |
Những biến chứng nguy hiểm của chủng vi rút cúm A/H1N1
Theo Vietnamnet, những biến chứng nguy hiểm của cúm A/H1N1 là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho người nhiễm phải cúm A/H1N1, bao gồm:
Suy hô hấp cấp: Tình trạng nguy hiểm này xảy ra khi người bệnh có biểu hiện của những triệu chứng lâm sàng như khó thở, thiếu oxy, mạch đập nhanh và thở dốc, có dấu hiệu tổn thương phổi. Ngoài ra có thể kèm thêm một số dấu hiệu như suy thận, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan.
Xuất hiện bệnh mạn tính: Một số trường hợp hiếm gặp sẽ xuất hiện các bệnh mạn tính như suy gan mạn, các bệnh tim mạch, đái đường, hen suyễn, COPD.
Phụ nữ có thai có tỷ lệ biến chứng cúm A/H1N1 cao hơn những người bình thường. Tỷ lệ tử vong ở nhóm này cũng cao hơn bởi phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ dàng bị vi rút gây nên những biến chứng. Do đó, các bà bầu cần để ý kỹ những dấu hiệu của biến chứng cúm A/H1N1 để có thể điều trị kịp thời.
BS Đông y nói về công dụng của tỏi trong phòng bệnh cúm
Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền Bệnh viện TW Quân đội 108 đã có những chia sẻ về cách phòng và điều trị bệnh ... |
Những thực phẩm không nên ăn khi có dấu hiệu cảm cúm
Khi bị cảm cúm bạn nên ăn và tránh những thực phẩm dưới đây để giảm các triệu chứng cảm cúm và phục hồi sức ... |
Tưởng bị cúm hóa ung thư giai đoạn cuối
Được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cúm, Hunter Brady (Mỹ) bàng hoàng phát hiện thực chất mình bị ung thư hạch bạch huyết. |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019