Ngày 16/3, PGS.TS Trần Văn Trường - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân là bà P.T.Ơ. (55 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Người bệnh được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, do mắc lao phổi nên 20 năm trước bệnh nhân đã phải cắt bỏ lá phổi bên trái. Ngày 13/3, trước khi phải nhập viện cấp cứu, bệnh nhân ăn mãng cầu thì bất ngờ ho sặc, tình trạng khó thở mỗi ngày một nặng hơn. Dù nỗ lực gắp dị vật là hạt mãng cầu trong phổi song các bác sĩ tuyến dưới đành chuyển lên tuyến trên.
Sau khi hội chẩn kỹ thì các bác sĩ thống nhất không mở phổi của nạn nhân. Các bác sĩ đã chuẩn bị hệ thống soi tai mũi họng bằng ống cứng và kết hợp nhiều khoa để phẫu thuật cho nạn nhân.
Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch |
ThS.BS Phạm Thị Vân Thanh - Khoa nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy – người được ví như có “bàn tay vàng”, cho biết bệnh nhân bị suy hô hấp, phải đặt nội khí quản. Khi nội soi qua đường nội khí quản, bệnh nhân không còn đường thở nên bắt buộc phải làm nhanh, gọn, chính xác.
"Trong lúc nội soi bệnh nhân đã 4 lần tụt oxy, ngưng thở, ê-kíp buộc phải dừng nội soi để hồi sức bệnh nhân, sau đó tiếp tục thực hiện trở lại. Hiện nay, các bác sĩ đã rút ống thở và nạn nhân đã tự thở nhưng cần theo dõi thêm", BS Thanh chia sẻ.
Theo PGS Trường, đây là một ca hóc dị vật đặc biệt khó khăn mà bệnh viện đã thực hiện thành công. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê phải thở máy. Việc gắp dị vật không qua đường nội soi thông thường mà phải luồn dụng cụ vào đường thở, và phải tiến hành gắp 2 lần mới lấy được dị vật ra khỏi phổi bệnh nhân.
"Bệnh viện thỉnh thoảng tiếp nhận bệnh nhân bị dị vật trong phổi như hạt hồng xiêm, ổi, xâu chuỗi... Nhiều bệnh nhân đến viện thì dị vật đã nằm trong phổi vài năm, gây biến chứng viêm phổi tái phát nhiều lần, ho kéo dài, giãn phế quản gây ho ra máu, xẹp phổi... ", PGS Trường cho hay.
BS Trường khuyến cáo, trong khi ăn tuyệt đối không nói chuyện hay cười sẽ khiến cho vật đi theo đường thở vào phổi, gây nên tình trạng ho sặc sụa và tím tái. Ngoài ra, dị vật rất dễ bị bỏ quên, nhất là vừa ăn vừa nói chuyện, hạt chui tọt vào bụng rồi gây nên viêm phổi kéo dài nhưng không biết.
Khi xảy ra sự cố nên đi kiểm tra, soi gắp ở những trung tâm lớn. Việc gắp dị vật đường hô hấp nên được thực hiện ở nơi có chuyên khoa ngoại lồng ngực, nếu chẳng may rách khí quản thì có thể xử trí mổ mở phổi kịp thời.
Không sinh con thuận tự nhiên, hàng nghìn sản phụ và thai nhi được cứu sống ở Bệnh viện Từ Dũ
Trong năm 2017, tại BV Từ Dũ có 3.390 trường hợp sản phụ bị tiền sản giật, 1617 trường hợp băng huyết sau sinh, 2086 ... |
Nguồn gốc trào lưu 'sinh con thuận tự nhiên' và những hiểu lầm tai hại của nhiều mẹ Việt
Trào lưu sinh con thuận tự nhiên (liên sinh) từng trỗi dậy mạnh ở Anh, chính Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh đã ... |
Phó Giám đốc BV Từ Dũ: Sinh con tự nhiên được y khoa khuyến khích nhưng các bà mẹ đã hiểu và làm sai
Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, sinh con theo tự nhiên không phải là để người sản phụ "sinh con tự nhiên ... |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019