Đại án VNCB: Hơn 5.000 tỷ đồng của khách hàng 'bốc hơi' trong bối cảnh nào? |
Đại án VNCB: Những kiến nghị làm 'nóng' đại án kinh tế nghìn tỷ |
Đại án VNCB: 'Dân sự hoá' đại án kinh tế nghìn tỷ? |
Chiều 13/1, bà Trần Ngọc Bích (người có quyền lợi liên quan đến vụ án đang xét xử) đã phát biểu công khai tại Tòa trong phần tranh luận. Ở những phiên tòa trước, đại diện VKS đã kiến nghị thu hồi thêm tiền, xem xét trách nhiệm và đề nghị cấm xuất cảnh với bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quí Thanh.
"Chúng tôi có tiền gửi hợp pháp"
Chiều 13/1, bà Trần Ngọc Bích đã phát biểu công khai tại Tòa trong phần tranh luận. |
Bà Trần Ngọc Bích bắt đầu phần tranh luận bằng lời cảm ơn đại diện VKS vì đã kiến nghị làm rõ trách nhiệm hình sự của bà và cha mình là ông Trần Quí Thanh dù phía bà Bích ngay lập tức chịu thiệt hại từ đề nghị này. "Chính chúng tôi mong muốn và đã chứng minh điều này từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Việc một lần nữa làm rõ các tình tiết liên quan đến tôi và ba tôi chỉ chứng minh một sự thật: Chúng tôi có tiền gửi hợp pháp, gửi tiền tại VNCB; Chúng tôi chưa bao giờ và không bao giờ đồng phạm với Phạm Công Danh. Sự thật này đã được xác nhận tại Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm", bà Bích nêu rõ.
Cũng theo bà Bích, trong suốt giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nhiều năm qua, phía bà Bích luôn hợp tác và chấp hành các yêu cầu của cơ quan tố tụng, dù chỉ là người có liên quan.
"Việc Viện kiểm sát đề nghị Bộ Công An cấm xuất cảnh với tôi và ba tôi như là sợ chúng tôi bỏ trốn là không có ý nghĩa trên thực tế. Tuy nhiên, đề nghị này như là một thông điệp của Viện kiểm sát muốnhình sự hoá quan hệ của chúng tôi với ngân hàng, gây hoang mang cho xã hội và các quan hệ kinh doanh của chúng tôi.Tại sao chúng tôi phải trốn khi tiền hợp pháp của chúng tôi bị mất?Chúng tôi sẽ không bao giờ trốn chạy, chúng tôi phải ở đây để bảo vệ quyền lợi của mình" bà Bích nói trước toà.
Bà Bích trình bày: Tôi đã tìm kiếm, xem lại các thông tin về VNCB vào thời điểm năm 2013, đầu năm 2014.Tất cả các thông tin đều tích cực.Tháng 3/2014, VNCB vẫn thông báo là đơn vị tổ chức gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, ngoài VNCB thì có 9 ngân hàng lớn khác tham gia.Chúng tôi không hề biết về thực trạng thua lỗ của VNCB.
Thời điểm đó, cũng như hiện tại, chúng tôi có quan hệ với rất nhiều ngân hàng. Đó chính là lý do chúng tôi gửi tiền tại VNCB. Dù biết hay không biết Phạm Công Danh, dù biết hay không biết Phạm Thị Trang, chúng tôi cũng gửi tiền tại VNCB chứ không gửi tiền cho bất cứ cá nhân nào. Chúng tôi phải ở đây và đối mặt với mất tiền là do chúng tôi đã có sai lầm. Sai lầm của chúng tôi là đã tin tưởng vào Ngân hàng này, không nhìn thấy góc tối của ngân hàng này và những người lãnh đạo điều hành nó.
Nhưng chúng tôi không có lỗi, lỗi là của những người đã che dấu các góc tối này, không công khai minh bạch để người dân bị sai lầm gửi tiền vào 1 định chế tài chính đã lâm vào tình trạng phá sản và do 1 người không đủ năng lực, điều kiện làm lãnh đạo ngân hàng. Tôi cho rằng đây là cái gốc của vấn đề mà phiên Toà này cần làm sáng tỏ.
Thực tế vụ án đã cho thấy Phạm Công Danh không có tiền, không thể có chuyện có hàng ngàn tỷ của chúng tôi là có nguồn gốc từ tiền của Phạm Công Danh. Giả sử Phạm Công Danh có tiền, thì chúng tôi cũng không thể lấy tiền của Phạm Công Danh. Chúng tôi không thể cho vay nặng lãi với một ông chủ ngân hàng.
"Tiền của tôi có thật, tự nhiên mất đi thì có phải thiệt hại không?"
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên toà phúc thẩm. |
Cũng tại toà hôm nay, bà Trần Ngọc Bích nêu lên vấn đề tại sao VKS không làm rõ toàn bộ quá trình bà Bích đi đòi tiền, không làm rõ việc các bị cáo che dấu thông tin với bà Bích trước khi kiến nghị xem xét trách nhiệm của bà? Tại sao bà Bích lại phải vay giả tạo, lại phải đồng phạm với Phạm Công Danh để lấy tiền của chính mình?
"VKS không có bất cứ chứng cứ nào khẳng định tôi chuyển tiền cho Danh, sẽ không bao giờ có vì tôi không chuyển. VKS không có bất cứ chứng cứ nào về việc tôi và ba tôi biết Danh sẽ rút tiền không có chứng từ, sẽ không bao giờ có vì chúng tôi không biết. Tất cả những vấn đề VKS đặt ra hoàn toàn mới, chưa hề có trong các giai đoạn trước", bà Bích nêu rõ trước toà.
Bà Bích nói thêm: "Tôi có quyền chứng minh mình trong sạch nhưng không có nghĩa vụ giải thích hết các nhận định không đúng về tôi, khi các nhận định này liên tục thay đổi. Đó là quyền tự do của chúng tôi. Chúng tôi cùng luật sư của mình đã nỗ lực đến cùng để chứng minh sự thật như đề nghị giám định tài liệu, đề nghị triệu tập công ty kiểm toán … nhưng không được chấp nhận. Viện kiểm sát đã không cùng chúng tôi xác định sự thật trước khi kiến nghị xem xét trách nhiệm của chúng tôi"
Bà Bích đặt câu hỏi: "Tại sao Phạm Công Danh có thể mua được ngân hàng, tại sao Phạm Công Danh có thể được làm Chủ tịch Ngân hàng, tại sao tình trạng thua lỗ của VNCB không được đưa công khai cho khách hàng biết, tại sao Phạm Công Danh có hàng loạt sai phạm trong thời gian dài? Tôi không thấy có ai phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường.
Kết cục là thiệt hại của vụ án đã được khắc phục. Không có ai mất tiền.Tất cả những người có lỗi đều không mất tiền, không phải bồi thường. Hơn 5.600 tỷ đồng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chúng tôi đã bị thu hồi không căn cứ, đã bị mất theo bản án sơ thẩm, khi chúng tôi không có lỗi. Kết thúc vụ án, sẽ không còn ai nhớ đến tiền của chúng tôi, nếu vụ án không dừng lại, chúng tôi sẽ còn bị mất nhiều tiền hơn nữa với những lập luận của VKS. Không có ai thương xót đến số tiền của chúng tôi. Chúng tôi là nạn nhân trong bóng tối của vụ án này".
"Không chỉ bị mất tiền, hoạt động của chúng tôi còn bị thiệt hại nghiêm trọng ngay lập tức, sau khi VKS kiến nghị xem xét trách nhiệm hình sự và cấm xuất cảnh với chúng tôi. Cho dù với bất cứ lý lẽ gì, quý vị đều phải công nhận một sự thật, tiền gửi là của chúng tôi, đó là tiền thật. Tôi vẫn tự hỏi và không thể trả lời được: Tiền của tôi có thật, tự nhiên mất đi thì có phải thiệt hại không, ai gây ra cho chúng tôi?", bà Bích
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018