Đại án VNCB: 'Dân sự hoá' đại án kinh tế nghìn tỷ? |
Hơn 5.000 tỷ đồng của khách hàng 'bốc hơi' khi gửi tại VNCB |
Đại án VNCB: Hàng nghìn tỷ đồng đã về đâu? |
Kiến nghị làm rõ tài liệu có dấu hiệu làm giả?
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên toà phúc thẩm. |
Tại toà ngày 5/1, luật sư Trương Thị Minh Thơ và luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (cùng bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Ngọc Bích và các cá nhân gửi tiền tại VNCB) đã đồng loạt gửi kiến nghị đến Hội đồng xét xử (HĐXX), trong đó đặc biệt là kiến nghị làm rõ tài liệu có dấu hiệu bị làm giả.
Các cá nhân gồm Trần Hoài Phục, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Ngô Bích Thùy Trang gửi tiền tại VNCB trên 6 sổ tiết kiệm, tổng giá trị 303,5 tỷ đồng. Các sổ tiết kiệm này đã bị VNCB tự ý dùng để cho vay 300 tỷ đồng mà không có hồ sơ vay, không có bất cứ chứng từ, chữ ký nào của chủ sở hữu sổ tiết kiệm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKS đưa ra một tài liệu được cho là bản fax hồ sơ vay vốn của Nguyễn Thị Mỹ Dung gửi tới VNCB, Nguyễn Thị Mỹ Dung khẳng định không hề ký, không hề gửi bất cứ bản fax nào cho VNCB. Đại diện VKS yêu cầu Nguyễn Thị Mỹ Dung xác nhận số fax trên tài liệu được đưa ra có phải là của Cty Tân Hiệp Phát hay không?
Sau khi làm rõ, đại diện VKS công bố kết quả xác minh số fax trên tài liệu trên là của Cty Tân Hiệp Phát, VKS sẽ sử dụng tình tiết này để tranh luận.
Về bản fax này, theo luật sư Trương Thị Minh Thơ, tài liệu được cho là bản fax trên đã được đưa ra tại phiên tòa sơ thẩm và luật sư đã khẳng định tài liệu này có dấu hiệu ngụy tạo, làm giả, đề nghị điều tra làm rõ, cho đến nay, chưa có bất cứ kết quả điều tra nào về tài liệu này, kể cả tại phiên tòa phúc thẩm đang diễn ra.
Luật sư Thơ đã đề nghị HĐXX xác định: “Tài liệu được cho là bản fax này ở đâu ra, do ai cung cấp, là bản gốc hay bản sao, nếu là bản sao chụp, thì bản chính ở đâu, ai đang giữ; nếu là bản gốc thì căn cứ nào để xác định đây là bản fax còn nguyên gốc; nếu không có bản chính, không có bản được coi là bản fax gốc, thì có gì đảm bảo tài liệu được cho là bản fax đã xuất hiện tại tòa trên không bị ngụy tạo, không bị cắt dán, làm giả?”.
“Nếu chỉ dừng lại ở số fax trên tài liệu là của ai, mà không điều tra, làm rõ đến cùng nguồn gốc, tính chân thực, sự phù hợp của tài liệu và các nội dung khác, thì sẽ không đảm bảo được việc xác định sự thật khách quan của vụ án, có thể gây ra sự hiểu nhầm trong dư luận”, Luật sư Thơ nhận định.
Đề nghị chỉ xét hỏi các tình tiết liên quan
Các bị cáo là thuộc cấp và là đồng phạm của bị cáo Phạm Công Danh tại toà. |
Qua diễn biến những ngày xét hỏi vừa qua, Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh và 15 cá nhân khác gửi tiền tại VNCB) cho rằng đã có một số nội dung không nằm trong phạm vi vụ án, không nằm trong phạm vi xem xét của cấp phúc thẩm, cụ thể là các giao dịch của bà Trần Ngọc Bích với các cá nhân khác, kể cả các chứng từ giao nhận tiền trong các giao dịch với bà Phạm Thị Trang (Trang “phố núi”) hay các tổ chức, cá nhân khác trước đó. Có rất nhiều chứng từ, giao dịch, tình tiết không được nêu trong cáo trạng và bản án sơ thẩm, không có trong nội dung kháng cáo, kháng nghị nhưng vẫn được đưa ra trong phần xét hỏi.
Có nhiều câu hỏi về chi tiết các giao dịch không nằm trong nội dung bản án sơ thẩm từ số tiền, lãi suất, thời gian, địa điểm… của các sự việc đã xảy ra nhiều năm trước đây, nhưng lại yêu cầu bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh và các cá nhân trả lời ngay, chính xác, cụ thể là không khả thi.
Đối với một số câu hỏi, các câu trả lời sẽ không đơn giản là có hoặc không, đồng ý hoặc không đồng ý nếu không kèm theo các lời giải thích. Do đó, việc không cho giải thích mà chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không, đồng ý hay không đồng ý thì sẽ không đảm bảo câu trả lời thể hiện đúng nội dung sự việc.
Với một doanh nghiệp bay bất kỳ một cá nhân thì việc hệ thống lại, giải thích lại các sự kiện trong cuộc sống, trong giao dịch của mình trong nhiều năm trước cần phải có thời gian để hệ thống lại là điều dễ hiểu và hợp lý.
Luật sư Uyên cho rằng đặt trong bối cảnh phiên tòa này, việc các phương tiện truyền thông chú ý đến phiên tòa tác động rất lớn đến tâm lý của tất cả những người tham gia tố tụng. Nếu các câu hỏi và các câu trả lời không được đưa ra một cách hợp lý, có đủ thời gian, thì các câu trả lời rất dễ không đầy đủ, bị suy diễn, làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Luật sư Uyên nhấn mạnh “Các kiến nghị của tôi trên đây không nhằm né tránh bất cứ vấn đề nào, chỉ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án”.
Luật sư Uyên cũng đưa ra kiến nghị HĐXX duy trì quan điểm giới hạn phạm vi của phiên tòa phúc thẩm theo luật định và đã công bố. Trong trường hợp HĐXX quyết định xem xét các vấn đề ngoài phạm vi đã công bố, để đảm bảo công bằng, thì cho luật sư Uyên được trở lại xét hỏi những nội dung mà phiên tòa sáng hôm qua (ngày 4/1 - PV) đã không được hỏi do chấp hành sự điều hành của HĐXX, vì cùng một nội dung này, thì đại diện VKS và các luật sư của các bị cáo thì có được hỏi, còn luật sư Uyên thì chưa được hỏi.
Trong phiên tòa sáng 4/1, khi luật sư Uyên tham gia hỏi các bị cáo, HĐXX có lưu ý các nội dung không thuộc Bản án sơ thẩm nên không xem xét trong phiên tòa phúc thẩm, như liên quan đến phần chi trả lãi ngoài tại VNCB; mối quan hệ vay mượn cá nhân ông Phạm Công Danh với ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là các quan hệ dân sự khác. Trước đó, luật sư Uyên đã có Bản kiến nghị gửi HĐXX về việc chỉ xét hỏi những vấn đề liên quan đến vụ án và thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm.
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018