Đàm phán thương mại Mỹ-Trung kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào: Cuộc chiến thương mại vẫn tiếp diễn?

Không những không đạt được thỏa thuận nào, sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung lần này, Tổng thống Trump còn tăng mức thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc lên 25%.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào: Cuộc chiến thương mại vẫn tiếp diễn? - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump tại sự kiện Nhà Trắng vào ngày 9 tháng 5 năm 2019. (Ảnh: Getty).

Đàm phán thất bại

Ngày hôm qua, Tổng thống Trump đã gia tăng sức ép lên các nhà ngoại giao Trung Quốc trên bàn đàm phán khi chính thức áp dụng mức thuế suất 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ước tính trị giá 200 tỉ đôla.

Chính quyền Trump đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hòa sản xuất tại Trung Quốc, nhập khẩu vào Mỹ. Các loại thuế này có hiệu lực lúc 12h sáng ngày thứ Sáu. Trung Quốc cho biết họ sẽ trả đũa, mặc dù họ không đưa ra thông tin cụ thể nào.

Sự leo thang này đã báo hiệu một dấu hiệu không tốt cho các cuộc đàm phán thương mại giữa chính quyền Trump và một phái đoàn Trung Quốc, do Phó Thủ tướng Liu He dẫn đầu, đang diễn ra tại Washington.

Các cuộc đàn phán dã phải bắt đầu lại vào ngày thứ Sáu, tuy nhiên nó đã kết thúc mà không đạt được bất kì một thỏa thuận nào. Triển vọng cho một sự đột phá Mỹ-Trung thậm chí còn xa vời hơn trước đàm phán rất nhiều.

Tại sao lại có cuộc đàm phán này?

Hoa Kì và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán trong nhiều tháng với nhau, và ông Trump đã nhiều lần trì hoãn việc áp thuế bổ sung hàng hóa Trung Quốc, với lí do các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Trong khi đó những dấu hiệu khả quan về kết quả của những cuộc đàm phán này thì lại không rõ ràng. Vào tháng Tư, Trump khoe rằng Trung Quốc và Hoa Kì đang đứng trước một thỏa thuận lịch sử.

Tuy nhiên, sau cùng, dường như tất cả chỉ là một thất bại lịch sử, ít nhất là cho đến bây giờ. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ đã sẵn sàng hoàn tất một thỏa thuận trong tuần này nhưng nhiều nguồn tin cho biết Trung Quốc đã đột ngột cắt bỏ đi 150 trang của dự thảo này, cũng như thay đổi các cam kết trong bộ tài liệu vào cuối tuần trước.

Điều đó khiến các quan chức Mỹ đặt câu hỏi: Liệu Trung Quốc có cam kết với bất kì thỏa thuận nào không? Đại diện thương mại của Hoa Kì Robert Lighthizer cho biết hôm thứ Hai: "Chúng tôi đang đi thụt lùi thay vì tiến lên phía trước. Trong một tuần qua, chúng tôi đã chứng kiến sự từ bỏ các cam kết của Trung Quốc".

Bắc Kinh cũng chống lại các yêu cầu của Hoa Kì, yêu cầu Bắc Kinh thay đổi luật việc chuyển giao công nghệ cưỡng bức khi các công ty nước ngoài muốn kinh doanh tại Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đưa ra yêu sách đòi chính quyền Trump dỡ bỏ kể hoạch tăng thuế lên các hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Các quan chức đến từ Bắc Kinh cũng bác bỏ quan điểm của Mỹ khi cho rằng sẽ có một thỏa thuận lịch sử. Họ nói rằng Washington đã không thực hiện những lời hứa hẹn với họ.

Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nói với phóng viên tờ Vox rằng một phần của vấn đề lần này là tìm ra lý do tại sao Trung Quốc lại làm như vậy và từ bỏ những cam kết trước đó.

Glaser đã chỉ ra một vài giả thuyết: Một mưu đồ đàm phán vào phút cuối, áp lực trong nước đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, hoặc Trung Quốc tìm ra được những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ không mạnh như họ tưởng.

"Nếu không rõ vì sao Trung Quốc lại chùn bước, thật khó để đưa ra giải pháp tức thời", vị chuyên gia này bình luận.

Mỹ và Trung Quốc sẽ đi về đâu?

Khi cuộc đàm phán kết thúc vào thứ Sáu mà không đạt được bất kì một thỏa thuận nào, Trump đã lên tiếng trong một bình luận trên Twitter nói rằng, Hoa Kì không cần phải vội vã vì Trung Quốc sẽ phải trả cho Mỹ 25% trên tổng 250 tỉ đôla hàng hóa và sản phẩm. Những khoản thanh toán khổng lồ này sẽ được chuyển thẳng đến Kho bạc của Hoa Kì.

Trump vẫn tin tưởng rằng Hoa Kì có thể tạo ra một nguồn doanh thu khổng lồ đến từ thuế quan nhập khẩu. Tuy nhiên, người chịu thiệt hại nhiều nhất lại là người tiêu dùng Mỹ, không phải là các công ty Trung Quốc.

Mức thuế bổ sung mới đây của Trump có thể làm cho giá cả nhiều mặt hàng tại Mỹ tăng lên và làm tổn thương các nhà sản xuất khác tại Mỹ, những doanh nghiệp phụ thuộc vào các bộ phận được sản xuất ở Trung Quốc.

Hơn thế nữa, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ đưa ra biện pháp đối phó, và có thể sự trả đũa sẽ là siết chặt việc nhập khẩu nông sản Hoa Kì, đánh mạnh vào người nông dân Mỹ. 

Và kể từ khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, các chuyên gia kinh tế đã lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tác động của cuộc chiến thương mại rất khó để đánh giá nhưng chắc chắn là nó sẽ đem tới một kết quả không mấy tốt đẹp cho nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc cũng như phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ và Trung Quốc sẽ đi đến đâu, đây là một câu hỏi rất khó. Liu He, phó thủ tướng Trung Quốc nói với báo giới hôm thứ Sáu rằng, cuộc đàm phán sẽ được tiếp tục trong tương lai.

Trong khi đó, trên Twitter của mình, Tổng thống Trump cho biết, Mỹ và Trung Quốc đã có các cuộc đối thoại thẳng thắn và mang tính xây dựng. Thuế quan có thể sẽ được gỡ bỏ hoặc không phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán trong tương lai.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.